Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không

hay Hồ Chí Minh Mới Đúng Là Thần Tượng Văn Hóa?

 

Bài của Luật Sư Đào Tăng Dực

 

Tháng 5 dương lịch này là một thời điểm phong phú về văn hóa. Thật vậy tháng 5 Dương Lịch trùng hợp với mùa Phật Đản (mồng 8 tháng Tư Aâm Lịch) và các chùa chiền Việt Nam không những trong nước mà ở hải ngoại cũng tưng bừng chào đón ngày Đức Phật đản sinh. Phật Giáo từ hơn 2000 năm đã là một yếu tố bất khả phân ly của nền văn hóa dân tộc và tháng năm Dương Lịch ( khoảng tháng tư Aâm Lịch) có thể gọi là tháng của văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên tháng năm vào ngày 19 cũng là ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên là thông thường thì người CSVN linh đình tổ chức ngày sinh nhật mà họ cho là lịch sử này. Trong khi đó thì người Việt quốc gia không hề đoái hoài đến.

 

Đôi lúc cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Cách đây vài năm, vì những lý do mà không ai hiểu nổi, UNESCO lại nhân ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh mà tuyên dương Oâng Hồ trở thành thần tượng về văn hóa. Làm khổ cho toàn thể cộng đồng người Việt hải ngoại phải lên tiếng nói quyết liệt phản đối thì UNESCO mới hủy bỏ quyết định này.

Trên bình diện luận lý thì lập trường của UNESCO không thể nào đứng vững vì Oâng Hồ suốt đời là một chính trị gia thực tế, không nặng về lý thuyết và viết lách rất ít. Cả đời của ông chỉ chú tâm vào việc sống còn trên chính trường và chiến trường, cũng như du nhập vào văn hóa dân tộc chủ thuyết duy vật biện chứng ngoại lai, không hề dính dáng gì đến văn hóa dân tộc. Oâng lại sinh ra vào mùa Phật Đản! Thật là một sự trùng hợp oái ăm!

Dĩ nhiên văn hóa là một đề tài vô cùng phong phú, mênh mông vô tận và đã làm cho nhiều thức giả phải tốn kém không biết bao nhiêu bút mực. Chính vì thế sau khi tham dự phật đản tại các chùa tại Sydney trở về, tôi thấy lo âu hối hộp không biết văn hóa nên phải định nghĩa như thế nào để tránh những nhầm lẫn tai hại như những nhầm lẫn của UNESCO vậy.

Tuy nhiên chợt nhớ đến một tài liệu về văn hóa của Giáo Sư Ngô Quốc Sĩ trong đó có trích quan điểm của học giả Tây Phương cho biết : Văn hóa là cái gì còn lại sau khi đã quên hết tất cả.

Tôi bèn cố nhắm mắt lại để quên hết tất cả hầu mong tìm lại ý nghĩa văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên dù cố gắng bao nhiêu đi nữa, tôi vẫn không thể quên được hình ảnh của vị anh hùng vĩ đại nhất trong tâm thức của tôi từ thủa thơ ấu: vị anh hùng đó chính là Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không trong cuốn chuyện lừng danh Trung Quốc là Tây Du Ký. 

Tôi chợt nghĩ : chẳng lẽ Tôn Ngộ Không lại là thần tượng cho văn hóa của chúng ta thay vì Hồ Chí Minh? Câu trả lời lại đến với tôi nhanh chóng: Tại sao không?

 

Như là người sinh trưởng và được giáo dục trong nước trước năm 1975, học văn chương Việt Nam, thấm nhuần văn hóa và nếp sống của người Việt Nam, tôi cũng tìm tòi nghiên cứu chút  ít về cái nôi của nền văn hóa Đông Á là Trung Quốc. Tôi cũng được biết Trung Quốc có Thất Tài Tử Thư.

Lâu quá tôi không còn nhớ các tài tử thư này gồm có những án văn chương tuyệt tác nào. Tuy nhiên sau khi tham khảo với một  người bạn kiến văn quảng bác hơn là Giáo Sư Lê Linh Thảo tại Sydney thì hai chúng tôi kết luận có thể có đến tám án văn chương gọi là Bát Tài Tử Thư bao gồm (không theo thứ tự):

 

1.Tam Quốc Chí

2.Thủy Hử

3.Sử Ký Tư Mã Thiên

4.Trang Tử Nam Hoa Kinh

5.Hồng Lâu Mộng.

6.Tây Sương Ký

7.Kinh Thi

8. Thơ Đỗ Phủ

 

Chúng tôi cũng không dám cả quyết là ký ức của mình đúng. Nhất là Kinh Thi và Thơ Đỗ Phủ không biết có được sắp hạng vào tài tử thư hay không. Tôi thì cho rằng trong các tài tử thư có cả Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, GS Thảo thì cho rằng không có. Cuối cùng tôi nghĩ là GS Thảo đúng vì kiến văn quảng bác hơn tôi nhiều.

 

Tuy nhiên có một điều cả hai chúng tôi đều chắc chắn và cá nhân tôi cho là vô cùng đáng tiếc (và tôi đã check lại kỹ lưỡng với GS Thảo thêm lần chót) : đó làtrong Thất (hoặc Bát) Tài Tử Thư không có Tây Du Ký.

 

Lúc nhỏ tôi đã hết sức bất mãn  về việc này .Tôi nghĩ Tây Du Ký không những phải là một tài tử thư, mà còn phải là đệ nhất tài tử thư thay vì Tam Quốc Chí nữa. Khi lớn lên và đã có dịp nghiên cứu về luật pháp và chính trị thì tôi lại càng tin tưởng nhiều hơn vào giá trị của cuốn sách này.

Theo tôi, nếu Tây Du Ký được đánh giá đúng mức thì nền văn hóa Đông Á và xã hội Đông Á không biết chừng đã có khả năng vượt trội từ lâu, thay vì phải qua những thăng trầm cận đại không cần thiết.

 

Tại sao tôi lại bên vực cho Tây Du Ký (TDK)  một cách cực đoan như thế?

Trước hết, thông điệp sâu sắc nhất của TDK là thông điệp cách mạng phi giai cấp, Không những trên bình diện xã hội mà ngay cả trên bình diện siêu hình. Thật vậy, Tôn Ngộ Không thật sự chỉ là một con khỉ không cha , không mẹ, từ đá chun ra. Có thể coi là giai cấp thấp nhất trong càn khôn vũ trụ. Tuy nhiên bằng khả năng tu luyện tự bản thân, đã dám cầm thiết bản leo lên đến tận thiên đình, gõ đầu hỏi tội Ngọc Hòang Thượng Đế vì sao cai trị càn khôn vũ trụ bê bối quá?

 

Xã hội Trung Hoa bảo thủ và bất công nên mới không nhìn thấy giá trị của thông điệp này. Người Trung Hoa từ nhiều thế hệ đã tôn sùng Tam Quốc Chí (TQC) là đệ nhất tài tử thư, với những bảng giá trị Tống Nho lỗi thời, gò bó, làm trì trệ óc sáng tạo và khí phách của sĩ phu và dân chúng của toàn cõi Đông Á. Cái Trung Quân tiết tháo bảo thủ của Quan Vân Trường chính là gông cùm tròng vào đầu cổ của dân tộc Trung Hoa.

Tôi nhiều lần tự hỏi :làm sao Quan Vân Trường có thể so sánh được với hào khí “tề thiên” (bằng trời) của vị anh hùng chúa tể Động Thủy Liêm và Hoa Quả Sơn hùng vĩ được? Nếu dân tộc Trung Hoa thừa hưởng được phần nào khí phách anh hùng của TNK đó thì người Trung Hoa đã từ lâu đạp đổ mọi đế quyền, canh tân cải tổ xã hội và không bao giờ bị tủi hổ ngoại xâm.

 

Thông điệp thứ nhì là quyết tâm đạp đổ  mọi thể chế có dã tâm thống trị con người và muôn loài trong hoàn vũ. Thật vậy, trong lich sử loài người, nhiều đảng phái chính trị, nhiều tôn giáo đã chuyển mình và trở thành những cơ chế, không những vong thân,mất đi khả năng và mục tiêu nguyên thủy là phụng sự cho con người cá thể, mà còn quay trở lại, áp bức, thống trị và nô lệ hóa con người. Các thể chế chính trị và tôn giáo này đôi khi có đủ khả năng và quyền lực để chinh phục nhiều quốc gia nữa.

Ngọc Hoàng Thượng Đế và cả Thiên Triều trên thượng giới, bao gồm các vị thiên tướng, tiên nữ , thánh mẫu ….. thống trị muôn loài trong hoàn vũ là biểu tượng trên phương diện siêu hình, do giới trí thức quan lại đương thời bày vẽ tưởng tượng ra, để giúp cho họ cai trị và bóc lột đám dân đen thấp cổ bé miệng dễ dàng hơn.

Trong khi Quan Vân Trường là công cụ của “chế độ thống trị” thì Tề Thiên Đại Thánh là vị anh hùng làm cho “chế độ” phải kinh tâm tán đởm.

 

Dỉ nhiên TNK còn đem cho chúng ta nhiều thông điệp nhiệm mầu khác. Càng suy nghĩ càng thấy cao thâm khôn lường. Tuy nhiên trong pham vi giới hạn của bài nhận định này không thể nào kể xiếc. Thêm vào đó Tây Du Ký, ngoài những thông điệp chính trị và siêu hình , còn là cuốn sách trào phúng, thích hợp cho mọi giới, mọi tuổi tác, không có những đoạn văn dâm dục đồi trụy.

Vì được công nhận là đệ nhất tài tử thư nên ba nhân vật “tạm gọi là xuất sắc” của Tam Quốc Chí là Lưu Bị (vì giỏi nghề khóc vặt để kích động lòng quân), Quan Vân Trường (trung trinh tiết liệt và nghĩa khí theo kiểu Tống Nho) và Tào Tháo (ma giáo cao siêu) được hậu thế a dua vinh danh là Tam Tuyệt. Trong khi đó theo nhận xét của tôi rất nhiều nhân vật trong Tây Du Ky xuất sắc hơn nhiều. Chẳng hạn ngoài Tôn Ngộ Không thần uy lẫm lẫm, vô úy vô ưu, chúng ta có Trư Bát Giới tồi bại ,bỉ ổi ở dơ hết chỗ nói nhưng vẫn có phật tính trong bản chất. Chúng ta có Bà La Sát dữ dằn phát khiếp đến nỗi tên của bà trở thành một danh từ chung cho các thế hệ mai sau ám chỉ các bà vợ ăn hiếp chồng. Rồi nào là Hồng Hài Nhi, Ngưu Ma Vương, Tam Tạng, Sa Tăng, vô số quỷ nữ, quỷ nam, từ con ruồi, con kiến cho đến cây cỏ, trâu bò, chồn cáo, dê ngựa tu thành, mỗi nhân vật mỗi vẻ, đều sắùc sảo và đậm nét riêng tư.

Còn nói về võ công thì tôi cả quyết rằng chỉ cần một mình Tôn Ngộ Không và cây thiết bản Như Ý cũng đủ “chắp” một lượt Quan Vân Trường (xử dụng Thanh Long Đao) , Lưu Bị (xử dụng song kiếm), Trương Phi (xử dụng xà mâu), Thường Sơn Triệu Tử Long (xử dụng trường thương), cho luôn vào cùng một lượt Tào Tháo, Hạ Hầu Uyên , Hạ Hầu Anh..vân.. vân.cũng chẳng thấm vào đâu.

 

Người Trung Hoa đã phạm sai lầm lớn lao là tôn Tam Quốc Chí làm đệ nhất tài tử thư và giam hãm văn hóa,sức sống và sự sáng tạo của dân tộc họ hằng trăm năm trong uất ức tủi nhục.

Tôi nghĩ rằng người Việt Nam, trước thềm thiên niên kỷ mới, phải đề cao Tây Du Ký như là đệ nhất tài tử thư và Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không như là một “role model” cho giới trẻ, một thần tượng tuyệt vời của văn hóa dân tộc, cùng một lược với tiến trình xây dựng dân chủ Hiến Định Pháp Trị và Đa Nguyên cho đất nước. Những người Việt Nam tham gia cộng đồng, chính trị trong và ngoài nước phải học lấy khí phách và tinh thần vô úy bất khuất của thần tượng này.

Dĩ nhiên chúng ta cũng có thể vận động cho UNESCO tuyên dương Tề Thiên Đại Thánh làm anh hùng văn hóa. Tuy nhiên đối với một cơ quan đã hoang đường đến mức độ tuyên đương Oâng Hồ làm thần tượng văn hóa như vậy, chúng ta không nên kỳ vọng họ sẽ thấy được giá trị chân thực của Tôn Ngộ Không.

Chúng ta nên tự làm lấy công việc này . Đây cũng là một đóng góp cho công cuộc Phục Hưng văn hóa dân tộc vì Tây Du Ký đã từ nhiều thế hệ bàng bạc trong dân gian, thấm nhuần vào cốt tủy của văn hóa Việt Nam.

 

Sydney 22/5/03

LS Đào Tăng Dực   

 Trở về trang đầu