Ðiều 4 Hiến Pháp là

Một Sỉ Nhục Ðối Với Luật Hiến Pháp

 

Luật Sư Ðào Tăng Dực

 

Nếu điều 4 HP là quốc nhục lớn lao nhất của dân tộc VIỆT NAM vào thế kỷ 21, thì Ðảng CSVN là quốc nạn tệ hại nhất của dân tộc vào kỷ nguyên này.

 

Nguyên văn điều 4HP:

 

Điều 4

 Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Trong tất cả những khoa học nhân văn (humanity studies & social sciences) thì luật học là khoa học tương đối chính xác hơn cả, nhất là luật hiến pháp vì hiến pháp là nền tảng của mọi luật pháp.

Trên căn bản của luật hiến pháp mà nói, và căn cứ trên chính hiến pháp CHXHCNVN thì đảng CSVN đã vi phạm trầm trọng chính điều 4 HP và không còn tư cách để nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội dân sự nữa.

 

Lý do:

 

I.                   Ðiều 4HP không những trao cho đảng CSVN độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội dân sự. Tuy nhiên, trên phương diện luật hiến pháp, nó đòi hỏi những yếu tố ắc có và đủ rất khắc khe mà người CSVN không đáp ứng nổi.

 

Những yếu tố ấy là gì:

 

Ðảng CSVN phải là:

 

  1. đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam
  2. Ðại biểu trung thành quyền lợi  của giai cấp công nhân,
  3. Ðại biể u trung thành của giai cấp lao động và
  4. Ðại biểu trung thành của cả dân tộc
  5. Theo chủ nghĩa Mác-LêNin và
  6. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Chúng ta nên nhớ là luật hiến pháp rất chính xác. Khi điều 4 HP xử dụng chữ “và” 2 lần thay vì chữ “hoặc” thì điều 4 đòi hỏi đảng CSVN phải thỏa mãn hết tất cả 6 điều kiện nêu ra, không được thiếu một điều nào cả thì mới được nắm quyền.

 

Hiện giờ thì toàn dân và   bất cứ một  tòa án nào cũng thấy rất rõ:

 

  1. Ðảng CSVN không còn là đội tiên phong của giai cấp công nh ân V IỆT NAM. Bây giờ hàng ngũ của họ là những business managers tức giai cấp quản lý và giai cấp chủ nhân.
  2. Họ cũng không còn là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân vì họ đang kết hợp với các thế lực tư bản quốc tế , tr ên toàn cầu, kêu gọi đầu tư vào V IỆT NAM. Họ cũng cho phép các nhà tư bản quốc tế bóc lột công nhân , đồng thời chính họ cũng tham gia hoặc trực tiếp bóc lột.
  3. Ðã bóc lột công nh ân thì dĩ nhiên không thể là đại biểu của giai cấp lao động
  4. Ðảng CSVN không thể   đại biểu trung thành của cả dân tộc vì họ cả gan dành cho đảng CSVN 90% số ghế trong quốc hội, trong khi số đảng viên chỉ có vài triệu người (từ 2 đ ến 4 triệu). Dân số VIỆT NAM còn lại là trên 80 triệu thì chỉ được 10% đại biểu. Sau đó họ xử dụng đa số trong quốc hội, phản bội dân t ộc bằng cách thông qua các sắc luật nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc, trắng trợn phản bội di sản tiền nhân, hầu bảo vệ quyền độc đảng của bè phái. Nông Ð ức Mạnh, Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh và những thành phần bảo thủ khác có tội nặng nhất đối với dân tộc.
  5. Ðảng CSVN không còn theo chủ nghĩa Mác LêNin vì họ đã chính thức có quyết nghị thay đổi điều lệ đảng, cho phép các đảng viên được tự do kinh t ế t ư doanh.
  6. Theo tư tưởng Hồ Ch í Minh thì rất khó vì Ông Hồ Chí Minh không phải là một tư tưởng gia. Ông chỉ cóp nhặc tư tưởng của người này người nọ rồi dạy lại cho các đệ tử trong đảng CSVN. Dù cho họ có cãi bừa rằng có theo tư tưởng HCM thì cũng không đủ để đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của điều 4HP. Ðảng CSVN phải thỏa mãn đủ tòan bộ  6 đòi hỏi của điều 4HP thì mới được cho phép nắm quyền hợp hiến.

 

Kết quả là Ðảng CSVN đang nắm quyền bất hợp hiến vì chính điều 4HP do họ viết ra. Nếu ngày hôm nay, hoặc một ngày trong tương lai, trên phương diệ n luật hiến pháp, và  trên lý  thuyết, có một nhóm người thành lập ra một chính đảng,  ấy tên là:

 

  1. Ð ảng CSVN
  2. Có một cương lĩnh chủ  trương gồm 6 đòi hỏi của điều 4 HP

 

Thì đảng này có quyền đến Ba Ðình, gõ cữa Nông Ðức Mạnh và yêu cầu trao quyền lãnh đạo VIỆT NAM cho họ một cách hợp hiến.    

 

 

II.  Ðiều 4 HP trao độc quyền chính trị cho đảng CSVN, trong khi đó thì nhiều điều khác trong hiến pháp lại khẳng định một số quyền tự do căn bản:

 

Chúng ta thấy hiến pháp 1992 có ghi rõ các quyền sau đây:

 

“a.  Điều 50

 Ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

 

b. Điều 54

 Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

 

c. Điều 69

 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

d. Điều 70

 Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

 

Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

 

Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

 e. Điều 71

 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

 Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.

 Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

 f. Điều 72

 Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

 Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.

 

g. Điều 73

 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

 Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

 Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

 Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

 

h. Điều 74

 Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.

 Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

 Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.

 Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”

 

Khi chúng ta chú ý kỹ thì chúng ta sẽ nhận thấy th ông thường trong những quyền tự do trong bản hiến pháp CSVN, đều có thòng thêm thành ngữ “ theo quy định của pháp luật”.

Ðiều 4 HP trao độc quyền cho Ðảng CSVN, cộng thêm thanh ngữ này lại làm cho một chế độ độc tài trở nên toàn trị hơn nữa. Lý do là vì đảng CSVN quan niệm sai lầm và vi hiến rằng, một khi có thanh ngữ “theo qui định của luật pháp”, thì họ muốn làm ra luật pháp qui định thế nào cũng được. Thậm chí còn bất kể hiến pháp.

Ví dụ điển hình nhất là:

Ðiều 54 quy định mọi công dân có quyền bầu cử và ứng cử (dĩ nhiên theo qui định của luật pháp). Tuy nhiên Bô Luật Bầu Cử Ðại Biểu Quốc Hội từ điều 25 đến 36 qui định rõ rệt là ÐoànChủ Tịch Ủy Ban Trung Ương của Mặt Trận Tổ Quốc VIỆT NAM (cơ quan ngoại vi của Ðảng CSVN) có tiếng nói quyết định trong việc giới thiệu người ra ứng cử, và chỉ có người được giới thiệu mới được quyền ra ứng cử mà thôi.

Như vậy là luật bầu cử đã tước đi quyền tự do ứng cử của điều 54 hiến pháp. Luật bầu cử như thế là vi hiến và phải bị triệt tiêu.

Dĩ nhiên người cộng sản cũng thừa hiểu là thanh ngữ “theo qui định của Luật pháp” không cho phép một sắc luật vi phạm nội dung hoặc tinh thần của quyền tự do bầu cử và ứng cử như qui định trong điều 54. Thành ngữ này chỉ để quốc hội thông qua những sắc luật thực thi và phát huy tinh thần tự do ứng cử và bầu cử, không phải ngược lại và vi phạm tinh thần của điều 54 này.

Tuy nhiên vì điều 4 HP cho phép đảng khống chế quân đôi, công an, hệ thống tòa án, viện kiểm sát nhân dân và chính quốc hội nên không có cơ chế nào lên tiếng về tính cách vi hiến của chính quyền và các luật lệ họ thông qua.

 

III.  Sụ vắng bóng của một cơ chế độc lập để phán xét về tính cách hợp hiến hoặc vi hiến của một sắc luật của lập pháp, hoặc một hành vi cũa hành pháp.

 

Ðiều 54 của hiến pháp và Luật Bầu Cử Ðại Biểu Quốc Hội nêu trên đưa chúng ta đến một vấn đề quan trọng then chốt trong Hiến Pháp 1992.

Trong hiến pháp của các quốc gia dân chủ thật sự thì luôn luôn có sự hiện diện của một cơ quan Tư Pháp độc lập để xét tính hợp hiến hay bất hợp hiến của các sắc luật của lập pháp hoặc hành vi cũa hành pháp. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ và Úc Ðại Lợi là Tối Cao Pháp Viện của Liên Bang. Các quốc gia khác đều tương tự. Quan trọng hơn hết là 2 yếu tính:

  1. Cơ quan phải là tư pháp hoặc tòa án tối cao
  2. Phải hoàn toàn độc lập với hành pháp và lập pháp

 

Trong khi đó tại VIỆT NAM thì điều 91 của Hi ến Ph áp quy định:

“Điều 91

 Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

 3- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

5- Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao…”

 

Tuy nhiên chúng ta phải nhận rõ là hiến pháp 1992 không có minh thị trao cho Ủy Ban Thường Vụ quốc hội trách nhiệm duyệt lại tính cách vi hiến hoặc hợp hiến của bất cứ sắc luật hoặc tác động hành chánh nào. Ch ỉ thu ần n ói đ ến “gi ải th ích hi ến ph áp, lu ật, ph áp l ệnh” [91(3)] v à gi ám s át vi ệc thi h ành…”[91 (5)].

Ủy Ban Thường vụ QH chính là một cơ cấu của QH làm ra hiến pháp và luật pháp mà lại được trao nhiệm vụ giải thích và giám sát thì không thể nào đầy đủ yếu tố khách quan được.

Ðây dĩ nhiên những điều nêu trên là những thiếu sót nghiêm trọng trong luật hiến pháp của bất cứ một chế độ dân chủ thật sự nào.

Quan điểm “checks and balances” (tức kiểm soát và quân bình hóa) để ngăn chận các sự lạm dụng quyền lực, trong một quốc gia dân chủ nghiêm chỉnh,  hoàn toàn vắng bóng trong hi ến ph áp 1992,  và biến nước CHXHCNVN thành một nước độc tài chuyên chế hoặc dân chủ giả hiệu là như thế.

 

IV. Thành ý, Chính Tâm, cách vật , trí tri, tu thân, tề gia, trị quốc , bình thiên hạ:

Câu trên của nho gia nói đến nền tảng của con người Ðông Á khi tham chính để trị quốc.

Chúng ta có thể nói rằng, không phải người CSVN không biết những thiếu sót của bản hiến pháp 1992 và đi ều 4 HP.

Tuy nhiên Thái Sư Phụ của họ Lê Nin không phải là đồ đệ của Ðức Khổng Phu Tử. LêNin là đồ đệ của Mác.  Ông L ê Nin này tự khởi thủy đã khinh thường quan điểm dân chủ đa nguyên như là một thứ rác rưới của giai cấp tiểu tư sản. Nếu bị kẹt lắm thì chỉ xử dụng các quan điểm tự do dân chủ như là những chiêu bài để gạt gẫm mà thôi, không bao giờ thực tâm cả. Một khi CS chủ nghĩa đã đạt đến rồi thì thế giới đã đại đồng, chính quyền cũng giải t án, không còn biên giới quốc gia, không còn công an, quân đội nữa, nói gì là một chế độ dân chủ nhỏ nhoi?

Tuy nhiên thực tế phũ phàng là CS chủ nghĩa sẽ không bao giờ đạt đến và trên thực tế lẫn lý thuyết đã cáo chung trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Ðảng CSVN vẫn không tự giác giải tán và sự lừa gạt của người CSVN vẫn tiếp tục.

Những mỹ từ của các điều 50, 54, 69, 70, 71, 72, 73 &74 đều là những chiêu bài để củng cố độc đảng và độc tài.

Nói theo các Nho Gia truyền thống thì các nhà cầm quyền CSVN thiếu thành ý chính tâm từ lúc ban sơ lập pháp. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Giềng mối quốc gia họ càng gỡ thì lại càng rối tơ vò và loạn l ạc thêm.

Họ luôn luôn nói đến giải trừ quốc nạn tham nhũng, xây dựng pháp chế XHCN, nhưng càng lúc sẽ càng tham nhũng tệ hại hơn và một chính quyền vi hiến sẽ không thể khiến những thành phần khác trong quốc gia tuân hành luật pháp được.

Sự khác biệt giữa những nhà lãnh đạo chính trị của các nước dân chủ thật sự và những nhà lãnh đạo CSVN là:

Những nhà lãnh đạo các quốc gia dân chủ có thành ý chính t âm. Khi hiến pháp và luật pháp nói đến các quan điểm tự do bầu cử và tự do ứng cử, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do cư trú … là họ nói đến các quan điểm này trong ý nghĩa trung thực của nó.

Trong khi trong một ch ế độ CS thì những quan điểm này chỉ là những chiêu bài để lừa gạt dân chúng và trục lợi mà thôi.

Ðã đến lúc dân tôc VIỆT NAM phải đứng lên, làm một cuộc cách mạng thật sự để giới sĩ phu dân tộc có thể khởi đầu kỷ nguyên mới bằng quan điểm tiền nhân:

“Thành ý, chính t âm, cách vật, trí tri, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” để phục hưng đất nước, đem lại tự do thực sự và nhân phẩm chính đáng cho t oàn d ân VIỆT NAM.

Ðiều 4 HP chính là quốc nhục và Ð ảng CSVN, nhất là thành phần bảo thủ, chính là quốc nạn mà toàn dân phải nổ lực giải trừ.

 

Lu ật S ư Ð ào T ăng D ực

Sydney 29 April 20 07

Trở về trang đầu