Chuyên mục NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA

Thứ Bẩy,  3/1/2015 và kế tiếp

Số phone Diễn giả: 011-61-298632650.

HẢI SƠN (Lời dẫn)

Tiếp theo đây,  như thường lệ vào Thứ Bẩy, mời quư thính giả theo dơi chuyên mục NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA do HẢI NGUYÊN phụ trách điều hợp.

Xin mời anh HẢI NGUYÊN.

HẢI NGUYÊN:

Kính chào quư vị thính giả,

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA kỳ này xin được thảo luận về bản Hiếp Pháp 2013 của VN.   Diễn giả là LS Đào Tăng Dực, Luật Sư Ṭa Thương Thẩm New South Wales và Tối Cao Pháp Viện Úc Đại Lợi. LS Đào Tăng Dực hiện là Phó chủ tịch HĐĐHTƯ kiêm Thành viên Ủy Ban Nghiên Cứu Sách Lược Hưng Quốc của LLDTCNTQ. Ông là tác giả quyển Phê B́nh Hiến pháp 2013 của Việt Nam bằng song ngữ Việt-Anh vừa được quảng bá, và cũng là tác giả quyển Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam trên quan điểm Dân chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên ấn hành năm 2001. LS Đào Tăng Dực tham gia buổi thảo luận này từ Sydney, Úc Châu.

 

HẢI NGUYÊN:

Các câu hỏi & Trả Lời …

 

Câu hỏi tuần 1:

Tổng quát về luật hiến pháp và chính trị học

1.     Xin chào LS Đào Tăng Dực, trước khi chúng ta đi vào những chi tiết cụ thể về hiến pháp Việt Nam, xin LS cho biết nguyên nhân ǵ đưa đến việc LS nghiên cứu về luật hiến pháp VN?

Kính cháo anh Hải Nguyên và quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi,

 

-         Hiến pháp là luật nền tảng- sự hiểu biết về hiến pháp hầu như là một đều kiện tiên quyết của một công dân trong một quốc gia dân chủ pháp trị.

-         Những nhân sĩ đấu tranh trong và ngoài nước cần hiểu biết về luật hiến pháp để hoạt động hiệu năng

-         Luật hiến pháp là tụ điểm của chính trị học và luật học, chính là 2 môn học quan trọng trong việc quản trị quốc gia- Sự hiểu biết sẽ đào tạo những thế hệ trẻ lên lănh đạo đất nước không CS của tương lai.

2.     Xin LS cho biết v́ sao LS việt cuốn “Dự thảo hiến pháp VN trên quan điểm dân chủ hiến định pháp trị và đa nguyên”?

-         Giải pháp và mô h́nh nhà nước Mác-Lê thất bại và gieo rắc tang thương cho dân tộc, kéo lùi bước tiến VN khoảng 100 năm. Cần một trật tự chính trị mới để thay thế. Quan điểm dân chủ HDPT&DN là thịnh trào của kỷ nguyên mới.

-         Quan điểm này không có tính lư thuyết suông mà cần phải hiến định hóa trong một dự thảo hiến pháp hầu chúng ta có thể mường tượng và hiểu rơ sự vận hành.

-         Dự thảo hiến pháp c̣n tạo ra một khung sường để chúng ta có thẻ theo dơi sự vận hành của những định chế dân chủ độc lập khác nhau như: hành pháp, tư pháp và lập pháp v..v... một cách cụ thể

-         Muốn xóa bỏ một trật tự chính trị lỗi thời như mô h́nh nhà nước Mác-Lê, chúng ta phải có một mô h́nh của một trật tự chính trị mới hầu thay thế.

3.     Xin hỏi  v́ lư do ǵ LS viết cuốn “Phê b́nh song ngữ toàn diện hiến pháp 2013 của Việt Nam”?

-         Hiến pháp 2013 chứng minh sự thoái hóa cùng cực của đảng CSVN như là một lực lượng chính trị, với những tệ hại mang tính ư thức hệ và những thủ thuật rẻ tiền để bám víu quyền lực chính trị. Đây là cơ hội để chúng ta nhằm vào hầu hủy diệt tính chính danh của CSVN

-         Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của sự thăng hoa tư tưởng tự do và sự triệt tiêu của những giáo điều ư thực hệ thấp hèn, kiềm hăm trí tuệ của nhân dân. Hiến pháp 2013 đầy khuyết điểm về phương diện này, như sẽ tŕnh bày chi tiết trong các tuần tới, và sách sẽ tŕnh bày trọn vẹn khuyết điểm này.

-         Nhu cầu phê b́nh toàn diện, từng điểm một của bản hiến pháp phản động 2013, hầu đạp đổ toàn diện cái mà Nguyễn Phú Trọng rêu rao là nền tảng tinh thần của đảng CSVN, từ đó, xóa bỏ chỗ dựa t́nh thần cuối cùng của đảng viên mọi cấp, đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ.

4.     Xin hỏi LS v́ sao phải viết song ngữ, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt?

-         Đảng CSVN thắng trận 1975 và duy tŕ quyền lực đến nay, không những v́ lừa đảo nhân dân VN, mà c̣n v́ lừa đảo dư luận quốc tế nữa. Một cuốn sách phê b́nh tường tận bằng Anh Ngữ sẽ rộng đường dư luận và khai trương một mặt trận ngoại vận mới hầu hủy hoại tính chính danh của CSVN tại các quốc gia Tây Phương.

Xin cám ơn anh Hải Nguyên và xin cám ơn quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi.

 

Câu hỏi tuần 2:

Định nghĩa một nền dân chủ chân chính

1.     Muốn tranh đấu để xây dựng dân chủ, chúng ta phải biết dân chủ là ǵ. Theo quan điểm của LS, thế nào là một nền dân chủ chân chính hầu chúng ta có thể hiến định hóa cho đất nước Việt Nam trong giai đoạn hậu cộng sản?

Kính cháo anh Hải Nguyên và quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi,

 

Tuy ư niệm dân chủ có thể được diễn giải dưới nhiều góc độ và lăng kính khác nhau, nhưng một nền dân chủ chân chính lúc nào cũng phải có 3 yếu tố căn bản:

-         Yếu tố hiến định

-         Yếu tố pháp trị và

-         Yếu tố đa nguyên

3 yếu tố cần phải đồng loạt hiện hữu th́ nền dân chủ mới xứng đáng là một nền dân chủ chân chính.

3 yếu tố trên c̣n có đặc tính căn bản là tương sinh và tương tùy tức là sự khai sinh của yếu tố này sẽ phát sinh thêm yếu tố kia, và sự triệt tiêu yếu tố này cũng có khuynh hướng dẫn đến sự triệt tiêu của yếu tố kia.

2.     Xin LS giải thích thêm cho thính giả của đài ĐLSN thế nào là Hiến định, thế nào là pháp trị và thế nào là đa nguyên?

-         Định nghĩa chi tiết các ư niệm trên ghi rơ trong cuốn sách do LLDTCNTQ xuất bản năm 2012 và có thể download xuống để xem từ website của LLCQ. Tuy nhiên một các vắn tắc:

-         Hiến định: được quy định minh thị trong một bản hiến pháp như luật nền tảng và tính tối cao của hiến pháp. Mọi điều luật và tác động của hành pháp đi ngược với tinh thần hiến pháp đều vi hiến và vô hiệu lực. Trong một bản hiến pháp dân chủ, ư niệm phân quyền hàng ngang (Tam quyền phân lập) và hàng dọc (địa phương phân quyền) cũng được hiến định hóa.

-         Pháp trị (Rule of law or government by law) có nghĩa là thượng tôn luật pháp. Trái với nhân trị hoặc đức trị của Nho Gia.  Điều kiện nền tảng phải là sự tối cao và tính độc lập tuyệt đối của ngành tư pháp. Không thể lệ thuộc vào hành pháp, lập pháp hoặc bất cứ một cá nhân hoặc tập thể nào, kể cả một tập thể chính trị, điển h́nh như đảng CSVN.

-         Đa nguyên: Quyền lực chính trị phát xuất từ nhiều tụ điểm khác nhau- Không những các đảng phái chính trị mà nhiều nhóm quyền lợi và quyền lực khác như tôn giáo, kinh tế, xă hội ...- Nhóm đa số (thường nắm quyền trong một chế độ dân chủ) luôn luôn trân trọng và nuôi dưỡng các nhóm thiểu số, như là những đối trọng quyền lực hầu giới hạn khuynh hướng độc tài v́ bản chất quyền lực mang tính cám dỗ vô gới hạn. Sự hiện hữu của một xă hội dân sự phát triển và hùng mạnh bao gồm các tổ chức dân sự cũng như đảng phái chính trị và nền báo chí tư nhân vô cùng quan trọng cho nền dân chủ đa nguyên.

Chính v́ 3 yếu tố trên, tôi định nghĩa một nền dân chủ chân chính cho Việt Nam hậu CS là nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.

 

3.     Dĩ nhiên 3 yếu tố của nền dân chủ nêu trên đều quan trọng như nhau cho một chế độ dân chủ, tuy nhiên nếu phải gượng ép chọn yếu tố nào quan trọng nhất cho dân chủ th́, theo quan điểm của LS, phải chọn yếu tố nào?

-         Nếu gắng gượng chọn lựa th́ có lẽ yếu tố pháp trị là quan trọng nhất. Lư do đơn giản là v́ xă hội là một môi trường cộng sinh, nhưng cũng tương tranh giữa con người và những hữu thể pháp lư khác nhau. Sự xung đột quyền lợi có thể xảy ra giữa cá nhân những công dân, hoặc giữa cá nhân và nhà nước tức chính quyền như một hữu thể pháp lư. Nếu có một nền tư pháp độc lập, chí công vô tư, th́ phẩm chất của nhân quyền tương đối được bảo đảm và công bằng xă hội được duy tŕ.

-         Ví dụ điển h́nh nhất là Hồng Kong dưới chế độ thuộc địa Anh Quốc trước khi trao lại cho TQ. Tuy không có dân chủ nhưng chế độ pháp trị công minh của Hồng Kong đă bảo đảm nhân quyền của dân Hồng Kong rất tốt, vượt xa hẳn nhiều chế độ dân chủ nửa vời khác.

-         Dĩ nhiên nói như thế không phải chúng ta chỉ dừng ở quan điểm pháp trị. Trái lại nếu thiếu vắng các yếu tố Hiến Định và Đa Nguyên như tại HK, th́ có xác xuất là yếu tố pháp trị ngày càng bị áp lực của TQ và chính yếu tố pháp trị này không có chỗ dựa và sẽ bị suy giảm hoặc tước đoạt trong tương lai.

-         Chính v́ thế một nền dân chủ bền vững và chân chính phải gồm cà 3 yếu tố: hiến định, pháp trị và đa nguyên.

Xin cám ơn anh Hải Nguyên và xin cám ơn quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi.

 

Câu hỏi tuần 3:

V́ sao hiến pháp 2013 của Việt Nam là hiến pháp độc tài?

 

1.     Luật sư là tác giả cuốn “Phê b́nh song ngữ toàn diện hiến pháp 2013 của Việt Nam”. Hiến pháp này có ghi rơ Việt Nam là một nước theo chế độ Cộng Ḥa, có hành pháp, lập pháp và tư pháp hẳn hoi. Thế th́ tại sao hiến pháp Việt Nam lại là hiến pháp độc tài?

-         Người CS trong bản chất, theo lời dạy của Lê Nin, luôn khinh bỉ các bản giá trị dân chủ tây phương mà họ cho là tư sản. Họ coi thường luật pháp và hiến pháp. Đối với họ luật pháp và hiến pháp chỉ là những công cụ hay phương tiện họ giả vờ tôn trọng để qua mắt nhân dân và củng cố độc tài. Chính v́ thế nội dung của bản hiến pháp của họ không có 3 yếu tố nền tảng của dân chủ là hiến định, pháp trị và đa nguyên. Không có 3 yếu tố đó th́ hậu quả tất yếu là một hiến pháp độc tài toàn trị.

2.     Xin luật sư cho biết ngắn gọn cốt lơi của yếu tố hiến định là ǵ và tại sao hiến pháp 2013 vi phạm yếu tố đó?

Yếu tố hiến định được phân tách chi tiết trong sách. Tuy nhiên cốt lơi của nó là tính tối cao của hiến pháp và tất cả mọi tác động của hành pháp hoặc mọi sắc luật của lập pháp đi ngược với tinh thần của hiến pháp đều vi hiến và vô hiệu lực. Tuy nhiên hiến pháp 2013 cố ư không quy định sự hiện diện của một định chế độc lập với lập pháp và hành pháp, hầu phán quyết tính hợp hiến hoặc vi hiến của các tác động của lập pháp hoặc sắc luật của lập pháp. Chính v́ thế tuy CSVN có hiến pháp nhưng không phải là một chế độ hiến định.

Hậu quả là hành pháp, qua thủ tướng, có thể sử dụng công an bắt bớ người ngang nhiên vi phạm hiến pháp và lập pháp có thể thông qua nhiều sắc luật ngang nhiên vi hiến như các điều trong bộ luật h́nh sự như điều 79 ('hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.), 88 ('tuyên truyền chống nhà nước XHCN') hoặc 258 ('lợi dụng các quyền tự do dân chủ' xâm phạm 'lợi ích của nhà nước').

V́ không có yếu tính hiến định nên có những tai hại như thế.

3.      Pháp chế xă hội chủ nghĩa trong hiến pháp 2013 không phải chính là chế độ pháp trị ngày nay hay sao? Xin Luật Sư giải thích tại sao hiến pháp 2013 lại vi phạm cả nguyên tắc pháp trị?

-         Người CSVN chưa bao giờ thành thật với nhân dân Việt Nam. Cụm từ “xă hội chủ nghĩa” được họ xử dụng để bóp méo sự thật và đầu độc nội dung của mọi khái niệm.

-         Trong tinh thần gian dối đó: Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa chính là phản đề của kinh tế thị trường chân chính, cộng ḥa xă hội chủ nghĩa VN là phản đề của chế độ cộng ḥa chân chính và pháp chế xă hội chủ nghĩa là phản đề của chế độ pháp trị chân chính.

-         Hiến pháp 2013 không có chỗ cho những ṭa án độc lập, đứng ngoài ṿng kềm tỏa của đảng và chính quyền

-         Xă hội dân sự tại VN không có chỗ đứng cho một luật sư đoàn độc lập, gồm những luật sư hành nghề chân chính không hề bị áp lực từ các cấp chính quyền và đảng CSVN

-         Kết quả là yếu tố pháp trị hoàn toàn vắng bóng trong hiến pháp 2013

4.     Rơ ràng là điều 4 hiến pháp bảo đảm quyền cai trị độc tôn vĩnh viễn và vô điều kiện của đảng CSVN. Dĩ nhiên hiến pháp 2013 không cho phép dân chủ đa đảng. Tuy nhiên đảng vẫn dung túng cho nhiều đoàn thể xă hội, nhất là các đoàn thể nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc. Xin LS cho biết CSVN có vi phạm nguyên tắc đa nguyên hay không?

-         Tuy chế độ đa nguyên bao gồm đa đảng, nhưng một quốc gia chỉ có một chính đảng duy nhất độc quyền, tự do tự tác chắc chắn đưa đến độc tài và đó là thực trạng tại VN

-         Thêm vào đó, Khi chúng ta nghiên cứu điều 4 hiến pháp, chúng ta nhận thấy đảng CSVN vô cùng tham lam. Đảng không những không chế nhà nước mà không chế luôn cả xă hội dân sự. Chính v́ thế những tổ chức xă hội dân sự chỉ có thể hoạt động tự do nếu chịu gia nhập MTTQ và chịu sự điều hướng của đảng. Chính v́ thế yếu tố đa nguyên chân chính cũng chưa bao giờ hiện hữu tại Việt Nam.

-         Tại Việt Nam, quyền lực chính trị chỉ phát xuất từ một tụ điểm quyền lực duy nhất, đó là đảng CSVN

Để kết luận, chúng ta có thể khẳng định rằng, hiến pháp 2013 là một hiến pháp độc tài toàn trị v́ thiếu 3 yếu tố là hiến định, pháp trị và đa nguyên.

Xin cám ơn anh Hải Nguyên và xin cám ơn quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi.

 

Câu hỏi tuần 4:

Tại sao phải quẳng các ư thức hệ giáo điều vào thùng rác của lịch sử?

 

1.     Trong cuốn “Phê b́nh song ngử toàn diện hiến pháp 2013 của Việt Nam”, LS có nhận diện nhiều khuyết điểm phi dân chủ của hiến pháp. Xin LS cho biết v́ sao người CSVN lại phạm phải những khuyết điểm này, trong cái văn kiện gọi là luật nền tảng của quốc gia?

Kính cháo anh Hải Nguyên và quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi,

 

-         Luật hiến pháp trên thế giới dân chủ và văn minh có một số nguyên tắc căn bản phải tuân theo, hầu có thể viết lên một bản hiến pháp dân chủ chân chính. Người CSVN một là không đủ tŕnh độ hiểu biết và hai là cố t́nh không tuân thủ các nguyên tắc căn bản này.

-         Các nguyên tắc đó bao gồm:

o   Chủ quyền nhân dân

o   Chính thể cộng ḥa của dân, do dân và v́ dân

o   Nguyên tắc địa phương phân quyền

o   Nguyên tắc tam quyền phân lập

o   Nguyên tắc kiểm soát và quân b́nh

o   Nguyên tắc chính quyền giới hạn

o   Nguyên tắc tôn trọng các quyền công dân cá thể

o   Nguyên tắc đa đảng và đa nguyên chính trị

o   Nguyên tắc tôn trọng văn hóa dân tộc

o   Và nguyên tắc lẽ phải và công bằng.

-         Người CSVN vi phạm trắng trợn tất cả những nguyên tắc trên trong bản hiến pháp 2013

-         V́ thế HP 2013 chỉ là một công cụ của độc tài đảng trị

2.     Nếu nói đến các khuyết điểm tiêu biểu của bản hiến pháp 2013, xin luật sư nêu ra một ví dụ điển h́nh?

Một trong những khuyết điểm h́nh nhất là đảng CSVN đă tước đi quyền tự do tư tưởng của toàn dân qua viêc áp đặt ư thức hệ giáo điều Mác Lê trong hiến pháp.

-         Lời nói đầu của HP áp đặt tư tưởng hồ chính minh và xă hội chủ nghĩa

-         Điều 2 HP, thay v́ minh thị hiến định hóa chế độ pháp trị công minh của thế giới tự do, th́ áp đặt quan điểm pháp chế xă hội chủ nghĩa què quặt

-         Điều 4 c̣n phi lư hơn nữa: áp đặt độc tài đảng trị và ư thức hệ Mác Lê cùng một lượt

-         Điều 39 ngang nhiên buộc một dân tộc thông minh phải học tập một chủ nghĩa mà nhân loại đă vứt bỏ vào thùng rác của lịch sử

3.     Thưa LS, Ư thức hệ Mác Lê là một hệ tư tưởng như nhiều hệ tư tưởng khác. Tại sao dân tộc ta không thể học tập hệ tư tưởng này?

-         Một tư tưởng gia người Pháp là Raymond Aron có viết một câu vô cùng có ư nghĩa:

“Các giáo điều ư thức hệ cần phải triệt tiêu, hầu cho tư tưởng được tái sinh”.

Kỷ nguyên mới của nhân loại là kỷ nguyên của thông tin toàn cầu vô giới hạn và cũng là kỷ nguyên của tư tưởng thăng hoa. Những giáo điềi mang tính ư thức hệ hạn hẹp, giới hạn tự do tư tưởng con người không c̣n đất dung than và các chế độ độc tài chủ trương sử dụng ư thức hệ giáo điều để thống trị con người tự do đang trên đà cáo chung.

-         Đấu tranh chính trị trong bản chất là đấu tranh tư tưởng. Lư do là v́ khi suy nghĩ tận tường, nếu chúng ta không có tự do tư tưởng, mọi quyền tự do khác đều không có thực chất.

-         Các chính quyền độc tài, tự cổ chí kim, từ quân chủ chuyên chế, đến độc tài phát xít, quốc xă và hiện giờ độc tài cộng sản, đều sử dụng ư thức hệ để kiểm soát tư tưởng con người là thế.

-         Trách nhiệm thiêng liêng của toàn dân Việt bây giờ là hủy diệt tận gốc mọi giáo điều ư thức hệ, nhất là giáo điều ư thức hệ Mác Lê, hầu khai phóng tư tưởng toàn diện cho con người Việt nam.

4.     Một dân tộc có tự do về tư tưởng sẽ được những phúc lợi nào, thưa luật sư?

-         Con người khác với loài vật v́ con người sống như một thành phần của nền văn hóa dân tộc trong đó những tư tưởng và t́nh tự dân tộc luân lưu, tự do và sáng tạo

-         Lịch sử chứng minh rằng khi những ḍng tư tưởng cao đẹp luân tưu trong một nền văn hóa của dân tộc th́ dân tộc đó vươn lên, đạt những chiều cao tột đỉnh. Chẳng hạn dân tộc Việt đă vươn lên vào các triều đại Lê Lư Trần v́ tư tưởng thiền tông khai phóng.

-         Các dân tộc Tây Phương và Hoa Kỳ đang vươn lên v́ quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên

-         Khi một dân tộc bị sự thống trị trong văn hóa của những ư thức hệ thấp hèn như giáo điều ư thức hệ Mác Lê như Bắc Hàn, Trung Cộng, Việt Nam, Cuba, Liên Xô và các nước Đông Âu cũ th́ dân tộc sa lầy, xă hội băng hoại

-         Chắc chắn dân tộc Việt sẽ vươn lên khi gông cùm ư thức hệ Mác Lê bị đập tan tành và tư tưởng tự do thăng hoa.

Xin cám ơn anh Hải Nguyên và xin cám ơn quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi.

 

Câu hỏi tuần 5:

Vai tṛ chân chính của nhà nước và xă hội dân sự.

1.     Trong các quốc gia dân chủ chân chính, hiến pháp luôn minh thị quy định biên giới hợp lư giữa nhà nước và xă hội dân sự. Xin LS cho biết các khái niệm “nhà nước” và “xă hội dân sự” là ǵ và hiến pháp 2013 của Việt Nam có quy định biên giới hợp lư giữa nhà nước và xă hội dân sự hay không?

Kính cháo anh Hải Nguyên và quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi,

 

-         Nhà nước có thể được định nghĩa tóm tắc như chính quyền và những thành phần cấu tạo ra guồng máy điều hành quốc gia như tam quyền phân lập gồm có hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hoặc các cơ quan bộ ngành như bộ công an, bộ nội vụ, bộ quốc pḥng, bộ kinh tế hoặc các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương như tỉnh, quận, làng xă.

-         Xă hội dân sự bao gồm tất cả các hội đoàn, tập thể từ chính trị như đảng phái, đến tôn giáo, kinh tế, thương mại, tài chánh hoặc các cơ quan bất vụ lợi, sinh hoại không lệ thuộc vào chính quyền, những cá nhân thuộc các tập thể đó và những con người cá thể sinh hoạt trong xă hội.

-         Trong một quốc gia dân chủ th́ vai tṛ của nhà nước có khuynh hướng bị giới hạn và vai tṛ của xă hội dân sự sẽ phát triển và thăng hoa.

-         Trong một quốc gia độc tài phi dân chủ th́ vai tṛ của nhà nước lấn át và xă hội dân sự bị đàn áp hoặc triệt tiêu.

-         Tại Việt Nam, qua hiến pháp 2013 và những tiền thân của hiến pháp này, không có biên giới hợp lư giữa nhà nước và xă hội dân sự, nhà nước hoàn toàn khống chế xă hội dân sự và chính quyền vạn năng vô giới hạn. Từ đó hiến định hóa quan điểm độc tài toàn trị trong một giai đoạn rất dài của lịch sử Việt Nam.

2.     Dĩ nhiên trong một hiến pháp độc tài như hiến pháp 2013 của CSVN th́ tinh thần của toàn bộ hiến pháp là củng cố nhà nước và triệt tiêu xă hội dân sự, nhưng nếu cần phải chọn lựa một điều khoản tiêu biểu của hiến pháp để minh chứng điều này, th́ LS sẽ chọn điều nào?

-         Chúng ta phải chọn điều 4 hiến pháp như là minh chứng tiêu biểu nhất cho mưu đồ khống chế xă hội dân sự của nhà nước CSVN.

-         Điều 4 hiến pháp thực sự không chỉ hiến định hóa tính độc đảng của chế độ mà c̣n đi xa hơn thế nữa. Điều 4 c̣n minh thị sử dụng nhà nước hầu xóa sổ luôn cả xă hội dân sự. Khi điều 4 minh thị xác định đảng CSVN lănh đạo “nhà nước và xă hội dân sự” th́ hậu quả tất nhiên không những là biên giới giữa đảng CSVN và nhà nước không c̣n, mà biên giới giữa nhà nước, dưới sự lănh đạo của đảng CSVN và xă hội dân sự cũng bị xóa bỏ.

-         Trong một mức độ giới hạn, chúng ta có thể định nghĩa một chế độ chính trị cấm đoán sự hiện hữu của các đảng phái đối lập như một chế độ độc tài đảng trị. Tuy nhiên cấm đoán đối lập và khống chế cả xă hội dân sự mới có thể được gọi là độc tài toàn trị như các chế độ CS.

 

3.     Nếu điều 4 hiến pháp có tầm mức quan trọng như thế đối với độc tài đảng trị, xin hỏi LS nguồn gốc của điều 4 hiến pháp là “thần thánh phương nào” và lai lịch phát xuất từ đâu?

-         Thông thường điều 4 hiến pháp được hiểu như hiến định hóa quyền cai trị độc tôn và vĩnh viễn của đảng CSVN và phát xuất từ điều 6 của hiến pháp 1977 của Liên Xô

-         Điều 6 hiến pháp LX xuất phát từ điều 126 của hiến pháp Stalin 1936

-         Chính điều 126 là kết quả của sự kiện Stalin ăn cắp một điều luật do Hitler ban hành tại Đức ngày 14/7năm 1933 đặt ngoài ṿng luật pháp tất cả các đảng phái trừ đảng Quốc Xă.

-         Chúng ta có thể kết luận không sai lầm rằng điều 4 hiến pháp cũng như các điều tương tự của hiến pháp LX đều phát xuất từ đầu óc ma quỷ của nhà độc tài Đức Quốc Xă khét tiếng lịch sử là Adolf Hitler và được đầu óc không kém phần ma quỷ của trùm CS Stalin nhào nặn.

4.     Nếu cả 2 thực thể nhà nước và xă hội dân sự đều cần thiết trong một quốc gia dân chủ, xin luật sư cho biết vai tṛ chân chính của 2 thực thể đó là ǵ trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính?

-         Tuy những chế độ dân chủ thường có xă hội dân sự thăng hoa và phồn vinh và những chế độ độc tài thường có guồng máy nhà nước quá mạnh và xă hội dân sự yếu kém, nhưng nếu xă hội dân sự phát triển quá mức và lấn át chính quyền sẽ dẫn đến t́nh trạng hỗn loạn xă hội và trật tự quốc gia sẽ tan vỡ.

-         Chính v́ thế một nền dân chủ chân chính khắc ghi trong hiến pháp những quy luật và định chế căn bản, hầu duy tŕ một cán cân hợp lư giữa nhà nước và xă hội dân sự.

-         Nói cho cùng th́ cả hai thực thể là nhà nước và xă hội dân sự chỉ là những phương tiện để phục vụ cho một thực thể đệ tam vốn là cứu cánh của cả nhà nước và xă hội dân sự. Cứu cánh đó chính là những công dân cá thể trong một quốc gia. Những công dân cá thể này là những con người bằng xương bằng thịt, có thể cảm nhận được hạnh phúc hoặc đau khổ, có thể sở hữu tài sản hoặc bị cướp đoạt tài sản, không phải là những khái niệm trừu tương hoặc định chế vô t́nh thuộc nhà nước hay xă hội dân sự.

-         Hiến pháp phải coi những công nhân cá thể là cứu cánh của mọi điều luật, định chế và quyền lợi của những công dân cá thề trong hiến pháp mới là tối thượng. Bất cứ định chế nào của nhà nước hoặc xă hội dân sự, đi ngược với quyền lợi của công dân cá thể, đều phải bị triệt tiêu, trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.

Xin cám ơn anh Hải Nguyên và xin cám ơn quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi.

 

Tuần 6:

Hiến pháp của một quốc gia không thể phỉ bán lịch sử dân tộc

1.     Nếu hiến pháp là luật nền tảng và tối cao của một quốc gia, xin LS cho biết điều kiện nào là quan trọng nhất hầu bảo đảm tính nền tảng đó của hiến pháp?

Kính cháo anh Hải Nguyên và quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi,

 

-         Nói về thời gian, HP phải bao gồm toàn bộ chiều dài của lịch sử dân tộc và chấp nhận tính tương sinh và tương tùy giữa quá khứ và hiện tại cũng như nhắm tới tương lai. Những chế độ độc tài không tôn trọng quá khứ và thường thổi phồng tính ưu việt của giai đoạn lịch sử dưới quyền thống trị của họ, đồng thời phỉ bán nặng nề quá khứ dân tộc. Điển h́nh là các chế độ CS phỉ bán quá khứ của dân tộc khi họ lên án các giai đoạn quân chủ, phong kiến, dân chủ tiểu tư sản và áp dụng các chính sách đấu tố, cải cách ruộng đất, cải tạo chính trị, tẩy năo, cách mạng văn hóa hầu hủy diệt quá khứ và củng cố duy nhất cho giai đoạn lịch sử của giáo điều ư thức hệ Mác Lê.

-         Tương tự, hiện nay, các nhóm ư thức hệ Hồi Giáo cực đoan Al-Qeda đă đập phá các tượng Phật khắc trên các ngọn núi hằng ngàn năm về trước tại Afghanistan v́ cho rằng tất cả những bảng giá trị trước ngày Hồi Giáo, là chính giáo duy nhất, được đấng tiên tri Mohamet khai sinh, đều là tà giáo và phải bị hủy diệt. Gần đây nhất, nhóm phiến quân IS (Islamic State) đă phá hủy toàn diện những di tích lịch sử vô giá tại Irak và Syria v́ đây là những tàn tích của một giai đoạn lịch sử tiền Hồi Giáo và đáng bị hủy diệt. Trong khi nhân loại văn minh lại trân trọng những di tích lịch sử vô giá này như những di sản quư giá, không những của Afghanistan, Irak hoặc Syria mà c̣n của toàn thể nhân loại nữa.

-         Người CSVN đă vi phạm nghiêm trọng điều này bằng cách bóp méo lịch sử và thổi phồng quá mức giai đoạn lịch sử dưới sự lănh đạo của đảng CS và ư thức hệ Mác Lê. Trong hiến pháp 2013 Chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của đảng, của toàn dân tộc trong khi nền văn hóa ngàn đời của tổ tiên, vốn đă đem lại những giai đoạn lịch sử hào hùng nhất bị phớt lờ và và phỉ bán.

-         Thêm vào đó, những tư tưởng thật sự cao đẹp của nhân loại như quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, giúp các quốc gia dân chủ trên thế giới phát triển và thăng hoa, cũng bị phỉ bán và minh thị nghiêm cấm.

-         Khi suy nghĩ tận tường th́ bản chất và chủ trương của người CSVN và các nhóm phiến quân Hồi Giáo cực đoan IS, Al-Qeda rất tương đồng khi họ phỉ bán quá khứ và tuyên dương các giáo điều ư thức hệ của họ.

2.     Xin LS cho biết, đảng CSVN đă phỉ bán quá khứ của dân tộc bằng cách nào trong hiến pháp?

-         Lời mở đầu của hiến pháp ca tụng Ư Thức Hệ Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh

-         Điều 4 hiến pháp hiến định hóa sự lănh đạo vĩnh viễn và vô điều kiện của đảng CSVN như là đội ngũ tiên phong của ư thức hệ Mác Lê

-         Toàn bộ hiến pháp khi nói đến tổ quốc thiêng liêng của dân tộc là buộc toàn dân phải hiểu rằng chỉ có tổ quốc xă hội chủ nghĩa là đáng bảo vệ, c̣n tổ quốc phi xă hội chủ nghĩa của quá khứ không đáng giá một đồng xu.( và một v́ dụ điển h́nh là điều 64 HP)

-         Điều 65 ngang nhiên buộc quân đội, vốn là lực lượng vơ trang để bảo vệ tổ quốc, trong bất cứ t́nh huống và giai đoạn lịch sử nào, phải tuyệt đối trung thành với đảng và chế độ xă hội chủ nghĩa, một điều mà không một chế độ dân chủ chân chính nào có thể chấp nhận.

3.     Sự phỉ bán hỗn xược quá khứ dân tộc của đảng CSVN có hậu quả ǵ?

-         Hậu quả nghiêm trọng nhất là dân tộc Việt mất văn hóa. Nền văn hóa ngàn đời bao gồm những giá trị đạo đức cao đẹp nhất như nhân nghĩa lễ trí tín, từ bi, trí tuệ, bác ái, trung hiếu đều bị hủy diệt và thay thế bằng gian dối, lừa gạt, cơ hội chủ nghĩa, nịnh hót quá đáng, tham ô công quyền, xă hội băng hoại toàn diện.

-          Những anh hùng dân tộc tuyệt vời như Đức Trần Hưng Đạo tiêu diệt Mông Cổ bảo vệ giang sơn, Đức Quang Trung Hoàng Đế đại phá quân Thanh và nhiều vị anh hùng dân tộc khác, theo cách diễn giải hiến pháp của người CSVN không c̣n đáng xách dép cho Hồ Chí Minh, hoặc Trường Chinh hoặc Vơ Nguyên Giáp

-         Hồ Chí Minh, một kẻ vô thần phỉ bán trời phật, lại được những kẻ dua nịnh, dưới sự giáo dục của đảng, thờ phượng tại một vài chùa chiền, ngang hàng với bậc bồ tác hoặc có thể c̣n hơn cả Đức Thích Ca Mâu Ni nữa.

-         Chủ quyền lănh thổ, lănh hải bị CSVN, trong cơn cuồng điên ư thức hệ và trong cơn say mê bám víu quyền lực và bổng lộc tuyệt đối, bị CSVN nhường cho đàn anh ư thức hệ Mác Lê Trung Quốc v́ đó là nghĩa vụ quốc tế của đàn em xă hội chủ nghĩa hiếu để đối với đàn anh. Kết quả là dân tộc Việt Nam bị thảm thương.

  1. Chúng ta phải làm ǵ hầu hóa giải vấn nạn lớn lao này của dân tộc?

-         Toàn dân phải đoàn kết, quyết tâm đứng lên lật đổ bạo quyền càng sớm càng tốt và sau đó

-         Nhân danh những công dân Việt Nam tự do, chúng ta sẽ quét sạch khỏi hiến pháp dân chủ tương lai của chúng ta tất cả mọi tuyên truyền dẫn đến thần tượng hóa cá nhân, tuyên truyền không công cho những phe nhóm quyền lợi ư thức hệ, hầu từ đó, bóng ma của những quái vật lịch sử như Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành và nhất là Hồ Chí Minh sẽ bị vứt vĩnh viễn vào thùng rác của lịch sử.

Xin cám ơn anh Hải Nguyên và xin cám ơn quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi.

 

Tuần 7:

Hiến pháp không thể sát nhập một cách vô trách nhiệm nhiều khái niệm trừu tượng và thực thể khác biệt hầu bảo vệ vị trí của đảng CSVN

 

1.     Thưa LS, khi đọc hiến pháp 2013, nhiều học giả cho rằng, những lập luận nêu ra trong hiến pháp hầu bảo vệ vị trí độc tôn của đảng CSVN là những lập luận có tính cưỡng từ đoạt lư. Xin LS cho biết lư do tại sao?

Kính cháo anh Hải Nguyên và quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi,

 

Hầu củng cố cho độc tài đảng trị, đảng CSVN đă sát nhập những khái niệm trừu tượng hoặc thực thể hoàn toàn khác biệt, một cách vô trách nhiệm, với mục đích nô lệ hóa những công dân cá thể

Điển h́nh là câu mở đầu của điều 64 ghi:

“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.”

Sau đó toàn văn của điều 65 ghi:

“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xă hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xă hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.”

Như chúng ta đều biết, thành ngữ “tổ quốc xă hội chủ nghĩa” là sự kết hợp giữa hai khái niệm: xă hội chủ nghĩa và tổ quốc. Xă hội chủ nghĩa là một ư thức hệ được đảng CSVN và các đảng viên theo. Nhưng ư thức hệ xă hội chủ nghĩa chưa chắc đă được nhân dân Việt Nam chia xẻ. Tuy nhiên, điều rơ rệt là xă hội chủ nghĩa và tổ quốc là hai khái niệm khác biệt. Trong khi bảo vệ tổ quốc như là sự nghiệp của toàn dân là một mệnh đề hoàn toàn khả chấp, th́ bảo vệ xă hội chủ nghĩa như mệnh đề nữa không khả chấp.

Dĩ nhiên các lực lượng vũ trang trung thành với nhân dân và tổ quốc cũng như bảo vệ nhân dân là đúng, nhưng sát nhập đảng, nhà nước và chế độ xă hội chủ nghĩa vào chung một khối và buộc các lực lượng vũ trang phải trung thành và bảo vệ những thực thể này là cưỡng từ đoạt lư đến mức khôi hài.

2.     Âm mưu cưỡng từ đoạt lư trong hiến pháp  của đảng CSVN xuyên qua thủ thuật sát nhập những khái niệm trừu tượng hoàn toàn cá biệt có hậu quả tai hại ǵ cho đất nước Việt Nam hay không?

Sát nhập xă hội chủ nghĩa và tổ quốc không hề vô hại.

Thật vậy, chính những điên rồ ư thức hệ như thế đă làm cho đảng CSVN, lúc đó đang cai trị miền Bắc, vào năm 1958, nhường các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đàn anh xă hội chủ nghĩa Trung Quốc, với biện minh què quặt là những lănh thổ này của tổ quốc chúng ta tốt hơn là trao cho những đồng chí Trung Quốc xă hội chủ nghĩa, hơn là miền Nam tư bản chủ nghĩa. Theo lập luận lạ lùng của đảng CSVN, nhân dân sẽ không có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, trừ khi tổ quốc của chúng ta có bản tính xă hội chủ nghĩa.

Điều 65 càng lạ lùng hơn nữa. Điều này buộc quân đội phải cùng một lúc trung thành với nhiều thực thể cá biệt như Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Điều này cũng buộc quân đội phải bảo vệ một loạt nhiều thực thể hơn nữa như độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xă hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xă hội chủ nghĩa. Có nghĩa là ngay cả khi đảng kư hiệp ước Thành Đô 1990 khai sinh giai đoạn Bắc Thuộc lần thứ 2 và bán lănh thổ và lănh hải cho Trung Quốc như đă và đang tiếp tục làm, quân đội cũng phải trung thành và bảo vệ cho đảng.

H́nh như đảng CSVN cố t́nh sử dụng phương thức cả vú lập miệng em hầu làm rối trí nhân dân và một cách bất minh, nhét đảng, nhà nước và chế độ xă hội chủ nghĩa, trong sự rối ren này, trở thành mục tiêu của ḷng trung thành và sự bảo vệ của quân đội, coi thường tất cả mọi xung đột quyền lợi giữa những thực thể hoàn toàn khác biệt, và coi thường sự kiện rằng đảng và chế độ xă hội chủ nghĩa không thể nào cùng vai vế với những thực thể cao quư như tổ quốc và nhân dân được.

3.     Tại sao trong hiến pháp, vốn là nền tảng của trật tự chính trị của quốc gia, đảng CSVN lại chú trọng quá nhiều đến những khái niệm trừu tượng mơ hồ và vô tích sự như xă hội chủ nghĩa, Chủ nghĩa Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, thay v́ những phúc lợi cụ thể và nhân quyền thực tế của mọi công dân?

Một trong những thủ thuật của các chế độ độc tài là tuyên dương những bản giá trị trừu tượng như nhân dân, tổ quốc, ḷng ái quốc hầu buộc những công dân cá thể hy sinh, kể cả hy sinh nhân quyền căn bản của ḿnh.

Thêm vào đó, ngay cả những thực thể đáng tôn trọng như tồ quốc, nhân dân hay nhà nước cũng chỉ là những khái niệm trừu tượng. Chúng không thể nào so sánh với những công dân cá thể. Họ mới là những con người có cảm nhận. Họ có thể sở hữu tài sản hoặc bị tước đoạt tài sản. Họ có thể cảm nhận hạnh phúc hoặc sống trong khổ đau trong một thế giới thật sự.

Dương cao ngọn cờ những khái niệm trừu tượng một mặt, trong khi biến những công dân cá thể thành vật hy sinh cho những phe nhóm quyền lợi ở mặt khác, là một trong nhiều thủ thuật chính trị rẻ tiền, trong túi đồ nghề của các nhà độc tài xuyên suốt lịch sử.

CSVN sử dụng những khái niệm trừu tượng vô bổ như tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ thuyết Mác Lê cũng v́ âm mưu đen tối của họ mà thôi.

4.     Thưa LS, trước tính gian manh cố hữu của CSVN và thực trạng thảm thương của dân Việt, chúng ta phải làm ǵ hầu tránh những hậu quả tai hại hơn cho dân tộc trong tương lai?

Toàn dân phải vùng lên lật đổ bạo quyền.

Sau đó, nhân danh những công dân Việt Nam tự do, chúng ta sẽ hiến định hóa trong hiến pháp dân chủ tương lai của chúng ta, quyền lợi tối thượng của những công dân Viêt Nam cá thể, như là cứu cánh tột cùng của mọi quá tŕnh chính trị và mọi định chế.

Chúng ta sẽ khôi phục vị trí chính đáng trong cấu trúc chính trị cho những công dân cá thể. Họ là những con người thực sự có thể cảm nhận hạnh phúc và sống trong khổ đau. Tất cả mọi ư niệm trừu tượng, ngay cả những ư niệm khả kính nhất như tổ quốc hay nhân dân, hay nhỏ hơn như nhà nước, phải là thứ yếu. Những quái thai chính trị như đảng CSVN hay chế độ xă hội chủ nghĩa dĩ nhiên sẽ bị quẳng vào thùng rác của lịch sử.

Xin chào anh Hải Nguyên và xin kính chào quư thính giả của đài ĐLSN.

 

Tuần 8:

Đảng CSVN không nên khinh thường sự thông minh của dân tộc Việt Nam trong hiến pháp 2013

1.  Cũng như nhiều chế độ độc tài đảng trị khác trên thế giới, đảng CSVN đă phạm sai lầm là khinh thường trí thông minh của dân tộc họ đang thống trị. Xin LS cho biết trong hiến pháp 2013 đảng CSVN đă khinh thường sự thông minh của dân tộc Việt Nam bằng cách nào?

Kính cháo anh Hải Nguyên và quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi,

 

Đảng CSVN đă dùng một mánh khóe thông thường của các nhà độc tài trong lịch sử là hiến định hóa trong hiến pháp những nguyên tắc dân chủ, nhưng trong cùng một văn kiện tiêu diệt những nguyên tắc này bằng những biện pháp phá hoại, và như thế khinh thường sự thông minh của cả một dân tộc.

Khi đọc hiến pháp 2013, chúng ta thấy rải rác nhiều nguyên tắc dân chủ thông thường trong các hiến pháp của tất cả mọi quốc gia “b́nh thường” của thế giới văn minh. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ, chúng ta sẽ khám phá rằng các nguyên tắc này hoàn toàn bị hủy hoại và tước đoạt nội dung dân chủ bằng một số thủ thuật đơn giản:

-         Đầu độc quan điểm đó bằng nội dung ư thức hệ xă hội chủ nghĩa

-         Phát huy trong cùng hiến pháp những bảng giá trị phi dân chủ

-         Xây dựng ngay trong hiến pháp những định chế hoàn toàn phi dân chủ

2. Xin luật sư cho biết cụ thể làm thế nào đảng CSVN có thể đầu độc những ư niệm dân chủ bằng một nội dung ư thức hệ xă hội chủ nghĩa hầu hủy diệt ư niệm dân chủ đó trong hiến pháp 2013?

Thủ thuật này áp dụng cho quốc hiệu. Một trong những rường cột của ư niệm dân chủ hiện đại là chính thể cộng ḥa. Việt Nam trên nguyên tắc có một chính quyền thể chế cộng ḥa ngang hàng với những nền dân chủ hiện đại, khác với các chế độ quân chủ chuyên chế và độc tài Phát Xít hoặc Quốc Xă. Tuy nhiên ư niệm cộng ḥa bị đầu độc bởi một liều lượng ư thức hệ xă hội chủ nghĩa và quốc hiệu trở thành “Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” theo Điều 1 và những phần khác trong hiến pháp, thay v́ một quốc hiệu đơn giản “Cộng Ḥa Việt Nam”.

Một rường cột khác của chế độ dân chủ hiện đại là quan điểm pháp trị. Hiến pháp này cũng như phiên bản trước cũng bao gồm quan điểm đó. Nhưng cũng theo lệ cũ, quan điểm biến dạng trở thành “Pháp chế xă hội chủ nghĩa” theo Điều 2, đoạn 1.

Trên phương diện quản trị kinh tế trọng yếu, kinh tế thị trường là một khía cạnh không thể tách rời khỏi các nền dân chủ khai phóng. Dĩ nhiên Điều 51, đoạn 1 ghi rơ kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Nhưng cũng theo lệ cũ, hiến pháp lại thêm vào hai yếu tính phủ định là “định hướng xă hội chủ nghĩa” và “kinh tế nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo”.

Kết quả là qua những thủ thuật đầu độc như thế CHXHCNVN trở thành Độc Tài Toàn Trị Chủ Nghĩa Việt Nam, Pháp chế XHCN trở thành Luật Rừng Xanh, Kinh tế thị trường định hướng XHCN trở thành kinh tế Tư Bản Đỏ, di hại muôn đời cho dân tộc.

3. Xin LS cho biết những nguyên tắc dân chủ phiến diện nào CSVN đă hiến định hóa và sau đó hủy diệt bằng cách phát huy ngay trong hiến pháp những nguyên tắc phi dân chủ đối nghịch:

Một mặt, hiến pháp rải rác nhiều nguyên tắc dân chủ như:

-         Quyền làm chủ của nhân dân ( Điều 2, đoạn 2 và Điều 3)

-         Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước khi thi hành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2 , đoạn 3)

-         Tinh thần chịu trách nhiệm (Điều 4, đoạn 2)

-         Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện (Điều 6)

-         Tôn trọng nhân dân (Điều 8, đoạn 2)

-         Tôn trọng nhân quyền và quyền công dân (Chương II)

-         Các Hội Đồng nhân dân địa phương do dân địa phương bầu (Chương IX)

Nhưng các nguyên tắc trên bị vô hiệu hóa bởi những nguyên tắc đối nghịch trong cùng hiến pháp như:

-         Đảng CSVN sẽ cầm quyền vĩnh viễn và vô điều kiện (Điều 4, đoạn 1)

-         Quan điểm tập trung dân chủ (Điều 8) vốn là một nguyên tắc của Lê Nin và một phần của nội quy các đảng cộng sản thuộc Đệ Tam Quốc Tế, buộc các cơ sở hạ tầng tuân phục các cấp trên.

-         Công dân có trách nhiệm học tập (lư thuyết Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh) (Điều 39)

Kết quả là những nguyên tắc đối nghịch phi dân chủ được chính quyền tôn vinh và nội dung dân chủ hoàn toàn vắng bóng trong môi trường chính trị VN.

4. Xin LS cho biết, CSVN đă hiến định hóa trong bản Hiến Pháp 2013 những định chế phi dân chủ nào hầu vô hiệu hóa toàn diện hiệu năng dân chủ của văn kiện nền tảng này?

Đảng CSVN c̣n tiến xa hơn nữa trong tính độc tài. Sự vắng bóng những định chế dân chủ đối với họ chưa đủ để bảo đảm quyền lực tuyệt đối cho họ. Họ c̣n tích cực khai sinh những định chế phản dân chủ hầu hủy hoại mọi đối lập trong chính quyền và xă hội dân sự.

V́ thế, khi duyệt xét bản hiến pháp lạ lùng này, nhiều định chế kỳ quặc hơn lại xuất hiện:

-         Công đoàn Việt Nam (Điều 9 và 10)

-         Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam (Điều 9, đoạn 2)

Trong các xă hội dân chủ, trừ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, những định chế tương tự hoàn toàn độc lập đối với chính quyền và là những thành phần cấu tạo xă hội dân sự. Những định chế này được thành lập bởi những công dân cá thể và tự do hầu bảo vệ cho quyền lợi các thành viên. Không hề có nhu cầu hiến định hóa trong hiến pháp. Tuy nhiên các định chế ghi trong hiến pháp lại bị các chân tay của đảng CSVN xâm nhập và hoạt động như những ngoại vi cho đảng, trong chủ trương kiểm soát các hội viên và qua chúng, kiểm soát chính xă hội dân sự.

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh làm chúng ta liên tưởng đến Đoàn Thanh Niên Hitler của Đức Quốc Xă và cho thấy bản chất độc tài của cả Cộng Sản Chủ Nghĩa lẫn Quốc Xă Chũ Nghĩa.

-         Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (Điều 9, đoạn 3)

Tuy nhiên nổi bật nhất trong các định chế là Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Vai tṛ của nó được chi tiết hóa trong một sắc luật quan trọng có nhiều hậu quả lớn lao cho hệ thống chính quyền Việt Nam: Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội 1997. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là một ngoại vi của đảng CSVN đầy ắp nhân sự trung kiên của đảng. Trong sắc luật chủ yếu này, Chương V, Mặt Trận được giao trách nhiệm chọn lọc ứng viên được ứng cử vào Quốc Hội. Có nghĩa là trên thực tế, chỉ có những ứng viên được đảng CSVN chấp nhận mới được cho phép ứng cử. Kết quả là trong tất cả những nhiệm kỳ của Quốc Hội mà chúng ta c̣n có kư ức, hơn 90% dân biểu là đảng viên chính thức của đảng CSVN và phần c̣n lại là cảm t́nh viên của đảng.

Có thể lập luận rằng, mặc dầu Điều 4 hiến pháp tạo ra nền tảng pháp lư cho sự tiêu diệt thể chế đa nguyên đa đảng trong cấu trúc chính trị Việt Nam, nhưng chính Mặt Trận Tổ Quốc, củng cố bởi Luật Bầu Cử Dân Biểu Quốc Hội 1997, mới thật sự là tác nhân của chính nguyên tắc phản dân chủ này.

5. Trong t́nh huống tổ quốc lâm nguy v́ những gian manh trong hiến pháp của người CSVN, xin LS cho biết chúng ta phải làm ǵ hầu hóa giải những hiểm nguy cho dân tộc Việt Nam?

Nhân danh những công dân Việt Nam tự do, chúng ta phải cương quyết triệt tiêu khỏi hiến pháp dân chủ tương lai của chúng ta mọi thực chất ư thức hệ xă hội chủ nghĩa, mọi nguyên tắc và ư niệm phản dân chủ, mọi định chế vi phạm nhân quyền căn bản con người, hầu tôn trọng sự thông minh của dân tộc Việt Nam và xây dựng một bản hiến pháp làm nền tảng vững chắc cho một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên mà dân ta xứng đáng được thụ hưởng như nhiều dân tộc khác trên thế giới.

Xin cám ơn anh Hải Nguyên và xin cám ơn quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi.

 

Tuần 9:

Đảo lộn luân thường đạo lư

1. Thưa Ls. dưới sự cai trị của đảng CSVN, qua hiến pháp 2013 và những tiền thân của nó, xă hội Việt Nam băng hoại và luân thường đạo lư ngàn xưa của dân tộc hoàn toàn đảo lộn. Xin Ls. cho biết yếu tố nào trong hiến pháp đă làm đảo lộn luân thường đạo lư của chúng ta?

Kính cháo anh Hải Nguyên và quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi,

 

Yếu tố bại hoại nhất của hiến pháp 2013 và những tiền thân của nó là cho phép đảng CSVN quyền tước bỏ nghĩa đen và b́nh thường của những ư niệm và từ ngữ của hiến pháp.

Trong hiến pháp, đảng CSVN thường nhắc đến những ư niệm hoặc từ như “nhân dân”, “tối cao” hoặc “nhân dân làm chủ”. Tuy nhiên những ư niệm hoặc từ này đă bị tước bỏ nghĩa đen của chúng.

Trong văn hóa truyền thống và trong các vấn đề trị quốc, một trong những luận đề Khổng Giáo, chủ thuyết “chính danh” đă là cột trụ của cấu trúc chính trị. Chủ thuyết này lập luận rằng trừ phi ngôn từ phù hợp với thực tại phản ảnh trong nghĩa đen của nó, th́ trách nhiệm đúng không thể trao được cho cá nhân có khả năng, t́nh trạng hỗn loạn xă hội sẽ xảy ra và lư tưởng Thái Ḥa quan trọng sẽ không bao giờ đạt được.

 

Các nhà Nho cho rằng, cha phải ra cha, con phải ra con, và cứ như thế đối với người mẹ, người chồng, người vợ, quan lại, ngay cả hoàng đế và tất cả mọi người. Kết quả thái b́nh thịnh trị sẽ đến với quốc gia và toàn thiên hạ.

Khi người CSVN tước đi ư nghĩa nguyên thủy của ngôn từ th́ con tố cáo cha, vợ tố cáo chồng, người tốt trở nên kẻ xấu và luân thường đạo lư truyền thống hoàn toàn đảo lộn.

2.  Ông tổ của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản là Lê Nin được mệnh danh là ảo thuật gia chính trị vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Xin luật sư cho biết một vài thành tích của vị đại phù thủy này trong hiến pháp 2013 của CSVN?

Như mọi ảo thuật gia khác, sự lừa gạt và mà mắt khán thính giả là thủ thuật căn bản của Lê Nin và các đệ tử từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trọng.

Hậu quả là trong hiến pháp, dưới sự phù phép của Lê Nin, khi đảng CSVN nói “quân đội nhân dân” hoặc “công an nhân dân”, những từ này đă bị tước đoạt ư nghĩa chân thực của chúng.

Các từ có ư nghĩa trái ngược. Trên thực tế các định chế này là quân đội của đảng và công an của đảng.

Trong hiến pháp này, khi đảng CSVN nói “Hội Đồng Nhân Dân”, các hội đồng này thực sự không phải do dân bầu lên bởi v́ người dân chỉ được quyền bầu cho những ứng viên được đảng chọn.

Trong hiến pháp này, khi đảng CSVN nói “Ṭa Án Tối Cao Nhân Dân” hoặc “Viện Kiểm Sát Tối Cao Nhân Dân”, những định chế này không thật sự tối cao. Thật ra các định chế này phải là “Ṭa Án Thuộc Cấp Nhân Dân” hay “Viện Kiểm Sát Thuộc Cấp Nhân Dân” bởi v́ trên thưc tế các định chế này là những thuộc cấp tuân lệnh của đảng CSVN.

Trong hiến pháp này, khi đảng CSVN nói “quyền làm chủ của nhân dân”, th́ điều ngược lại hoàn toàn đúng.

Trong hiến pháp này, “Mặt Trận Tổ Quốc” không hề liên hệ ǵ đến tổ quốc của chúng ta như một dân tộc, nhưng hoàn toàn liên hệ đến xă hội chủ nghĩa trong đó, các tín đồ thề thốt sẽ xây dựng chủ nghĩa cộng sản quốc tế trong đó tổ quốc chúng ta sẽ bị hủy diệt.

Những từ và ư niệm nền tảng đă mất đi ư nghĩa chân thực dưới sự cai trị của đảng CSVN và những hậu quả mang tính hủy diệt vô cùng sâu xa. Hậu quả sâu xa không phải chỉ v́ hủy diệt cấu trúc chính trị. Sự hủy diệt cấu trúc luân lư của xă hội sâu xa hơn nhiều.

3.  Xin cám ơn Ls. nhiều, bây giờ tôi mới hiểu tại sao dân gian lại có câu tục ngữ lưu truyền là “nói láo như vẹm”. Xin Ls. cho thính giả của đài hiểu thêm v́ sao người CSVN lại có thể tự lừa gạt chính ḿnh, chấp bút đưa vào hiến pháp những điều mà họ biết hoàn toàn giả dối?

Để lư giải hiện tượng này, chúng ta cần nhắc đến một luận đề Nho Giáo khác về việc trị quốc:

“Thành ư, chính tâm, cách vật, trí tri, tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ”

Luận đề trên giả định rằng các giá trị luân lư (như thành ư, chính tâm) là những điều kiện tiên quyết tuyệt đối cho trị quốc, b́nh thiên hạ.

Bởi v́ thế, khi Lê Nin và nhóm tín đồ khởi công hủy diệt trật tự chính trị truyền thống Đông Á, họ bắt buộc phải hủy diệt luôn cả các cấu trúc luân lư trong cùng một cơn cuồng say cách mạng.

Hậu quả là lạm quyền, hối lộ, tham nhũng, bất công xă hội, băng hoại đạo đức tràn lan và vô phương cứu chữa, trong tất cả các quốc gia Đông Á do độc tài cộng sản cai trị.

Xét theo chủ thuyết vừa nêu trên của Nho Gia, các lănh đạo CSVN đă không khởi đầu tiến tŕnh soạn hiến pháp 2013 với thành ư.

Chúng ta có thể lập luận rằng, cố t́nh làm hoen ố ư nghĩa chân thực của ngôn từ, như thông thường thể hiện qua các từ ngữ, đă đem lại sự suy thoái khôn tiền khoáng hậu về xă hội và luân lư trong các xă hội cộng sản, kéo dài hằng thập niên, nếu không muốn nói nhiều thế kỷ sau khi các đảng cộng sản đă cáo chung. Hiến pháp này vi phạm không những các quy luật căn bản luật hiến pháp như thế giới văn minh hiểu, mà c̣n vi phạm những quy luật luân lư căn bản của xă hội Nho Giáo truyền thống. Không có ǵ đáng ngạc nhiên tại sao tiêu chuẩn luân lư Việt Nam bị suy vi cùng cực.

Các dân tộc thiếu may mắn rơi vào ṿng hiểm họa Mác- Lê cần thiết một chiến dịch toàn diện hầu hủy diệt huyền thoại về cái gọi là giải pháp Mác-Lê, hầu triệt tiêu nó khỏi tâm thức dân tộc và giúp nhân dân các quốc gia đó rũ bỏ dứt khoát sự chấn thương tâm lư cùng cực gây ra bởi tai ương ư thức hệ ghê gớm này.

4. Thưa Ls. trước hiểm họa suy đồi đạo đức toàn dân tộc, chúng ta phải làm ǵ để xây dựng một trật tự xă hội khác cho một Việt Nam tương lai?

Nhân danh những công dân Viêt Nam tự do, chúng ta sẽ phục hồi cho ngôn ngữ sử dụng trong hiến pháp dân chủ tương lai, thực chất và sự tôn nghiêm của ngôn ngữ. Chúng ta sẽ bảo đảm rằng ngôn ngữ sử dụng sẽ thể hiện ư nghĩa chân thực, hầu tái tạo niềm tin trong xă hội, không những chỉ trên phương diện chính trị, nhưng căn bản hơn nữa, trong cấu trúc nội tâm văn hóa và đạo đức của toàn dân.

Xin cám ơn anh Hải Nguyên và xin cám ơn quư thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi.

Trở về trang mặt