Huyền Thoại Về Những Bảng Giá Trị Á Đông

 

Bài của Luật Sư Đào Tăng Dực

 

Vào cuối tháng 10 năm nay, khi Dr. Mahathir Mohammad, thủ tướng Liên Bang Mã Lai về hưu, sau 22 lèo lái con thuyền quốc gia, ông sẽ lưu danh hậu thế vì nhiều lý do, tích cực cũng có mà tiêu cực cũng có:

1.Ông đã có can đảm đương đầu với những thế lực tài phiệt hùng mạnh nhất thế giới mà đại diện là nhà tỳ phú quốc tế George Souros, không chịu phá giá đồng bạc Mã Lai, nhu hầu hết các nước Á Châu khác vào giai đoạn khủng hoảng tài chánh Á Châu 1997, va cuối cùng ông đã thắng thế, đồng thời biến Liên Bang Mã Lai trở thành một trong 16 quốc gia xuất cảng lớn nhất thế giới.

2.Ông đã không ngầb ngại xử dụng những đòn phép chính trị và pháp lý thô bạo nhất để thanh toán một đối thủ chính tri đã từng là cộng sự viên thân cận nhất của mình: cựu phó thủ tướng Anwar Ibrahim và bị thế giới, nhất là Tây Phương, lên án là vi phạm nhân quyền trắng trợn.

3. Gần đây ông đã công khai to cao những người  Do Thái là âm mưu thống trị thế giới bằng cách gián tiếp xử dụng những bàn tay của đệ tam nhân. Chúng ta có thể ngầm hiểu rằng ông ta ám chỉ các tài phiệt Do Thái giật dây các chính khách Hoa Kỳ và Âu Châu. Dĩ nhiên tại các nước Tây Phương lời tuyên bố của ông không thể chấp nhận được và ông bị lean án gắt gao. 

 

Tuy nhiên lý do quan trọng nhất làm cho ông có chỗ đứng thật sự lâu bền là lập luận thường xuyên được ông nêu ra khi bị các nước tây phương chỉ trích về những vi phạm nhân quyền của chính quyền do ông lèo lái, để bênh vực và tự bảo vệ cho mình là:

Các nước Á Châu có những bảng giá trị Á Châu (Asian values)  riêng biệt và các nước Tây Phương không có quyền chỉ trích những bảng giá trị này.

Một cách nôm na dễ hiểu thì ông ta cho rằng những hành động của ông hoàn toàn phù hợp với các bảng giá trị Á Châu và không quốc gia Tây Phưong nào được quyền chỉ trích vì họ không phải là những người Á Châu nên không hiểu được.

 

Nhiều người Tây Phương không hiểu biết về Á Châu nghĩ rằng thật sự có một thực thể cá biệt có thể gọi là “những bàng giá trị Á Đông”.

Tuy nhiên sau khi phân tách nghiêm cẩn, chúng ta nhận thấy rằng đây thật sự chỉ là một huyền thoại, hoặc ảo tưởng mà Dr. Mahathir không biết vô tình hay cố y nêu ra. Huyền thoại này hoàn toàn không có thực chất.

Lý do đơn giản là vì Á Châu không những là lục địa lớn nhất thế giới mà còn là lục địa đa dạng nhất thế giới về phương diện văn hoá nữa.

Thật vậy Á Châu có thể được phân chia thành các vùng văn hoá sau đây với những bảng giá trị khác nhau, đôi khi hầu như một trời một vực:

 

1.Vùng văn hoá Tam Giáo tại Đông Á (East Asia) gồm các quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, Hồng KoÂng, Singapore. Tam Giáo là moat sự sinh hoạt hài hoà giữa 3 tôn giáo lớn: Phật Giáo (Tông Phái Đại Thừa), Khổng Giáo và Lão Giáo.

 

2. Vùng văn hoá Phật Giáo Mật Tông bao gồm Tây Tạng, Mông Cổ và vùng Mãn Châu của Trung Quốc hôm nay.

 

3.Vùng Văn Hoá Phật Giáo Tiểu Thừa bao gồm các quốc gia như Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt, Lào, Tích Lan.

 

4. Vùng Văn Hoá Aán Độ Giáo (Tức Bà La Môn) bao gồm Aùn Độ, Đảo Bali của Nam Dương và miền bắc Tích Lan có đông người Tamil cư trú.

 

5. Vùng văn hoá Hồi Giáo trải dài từ các quốc gia Trung Đông cho đến A Phú Hãn, Iraq, Iran, Pakistan, Bangladesh, Mã Lai, Nam Dương, Brunei.

 

6. Vùng Văn Hoá Thiên Chúa Giáo bao gồm Phi Luật Tân, Đông Timor.

 

Khi chúng ta phân tách chi tiết như thế, chúng ta mới nhận thấy rằng không có một thực thể nào có thể được nhận diện rõ ràng như là những bảng giá trị Á Đông được.

Thế thì tại sao không có một nhà lãnh đạo nào của Á Đông lên tiếng đính chánh vấn đề này?

 

Theo tôi nhận thấy họ không lên tiếng đính chánh vì những lý do hoàn toàn có tính cách vị kỷ.

Thật vậy, chúng ta phải đau lòng nhận định rằng, mặc dù không có những bảng giá trị Á Đông thuần nhất, nhưng các nước Á Châu đều có một khuyết điểm thuần nhất trên phưong diện chính trị .

Đó là hệ thống chính trị của họ thiếu hai yếu tố quan trọng của một nền dân chủ đúng nghĩa và thậ sự trưởng thành.

Hai yếu tố đó chính là:

 

a.         Sự trong suốt (transparency)

b.         Yếu tố chịu trách nhiêm (accountability)

 

Trong quá trình hình thành các chính sách, quyết định các chính sách và thi hành các chính sách.

 

Có thể nói rằng ngay cả tại những quốc gia Á Châu phát triển nhất trên mọi phương diện như Nhật Bổn, Singapore chúng ta cũng nhận thấy nền dân chủ của họ có nhiều khuyết điểm. Thật vậy Đảng Tự Do Dân Chủ đã luôn luôn chiếm đa số và nắm quyền hầu như liên tục tại Nhật từ sau thế chiến thứ nhì. Các chức vụ quan trọng trong chính phủ, từ nội các đến những chức vụ hành chánh quan trong nhất đều do các phe nhóm thỏa thuận với nhau sau hậu trường.

Tại Singapore thì đảng Nhân Dân Hành Động hầu như độc quyền. Nền dân chủ tại các quốc gia khác như Thái Lan, Phi Luật Tân hoặc Nam Hàn có vẻ đa diện hơn nhưng vì có một thời gian dài bị quân phiệt lộng hành nên không mấy ổn định. Việt Nam, Bắc Hàn thì độc tài đảng trị, Miến Điện va Hồi Quốc thì quân phiệt, phần lớn các nước Hồi giáo hoặc quân chủ hoặc giáo phiệt hoặc độc tài dưới hình thức này hoặc hình thức khác.

Riêng Liên Bang Mả Lai thì cũng chẳng hơn gì.

Thật vậy Thủ Tướng Mahathir rõ ràng đã nắm quyền quá lâu vì đảng của Oâng đã khai dụng tối đa moat bản hiến pháp kỳ thị những người dân Mã Lai gốc Trung Hoa. Thêm vào đó ông đã lợi dụng chức vụ hành pháp của mình, ảnh hưởng và lung lạc các quan toà thuộc tư pháp để vu khống và xử ép đối thủ chính trị của mình là cựu phó thủ tướng Anwar Ibrahim.

Oâng cũng xử dụng tối đa những đòn phép tương tự như thế đối với mọi đối thủ khác trên chính trường mới giữ vững địa vị như thế cho đến hôm nay. Oâng và cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (bây giờ là một thứ cha già dân tộc) đều là những “ma đầu giáo chu”ũ cùng một trường phái.

Nói một cách tổng quát thì hầu như không một nhà lãnh đạo chính trị nào lên tiếng để nêu ra những khuyết điểm trong lập luận của Dr. Mahathir vì họ đều không muốn các nước Tây Phương xen lấn vào “nồi gạo” của họ.

Trong khi Dr. Mahathir bắt bớ và giam cầm đối thủ chính trị của ông là Anwar Ibrahim, thì CSVN yên tâm giam cầm và đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ trong nước như Nữ Sĩ Dương Thu Hương, BS Nguyễn Đan Quế, LS Lê Chí Quang, BS Phạm Hồng Sơn, các vị cao tăng Phật Giáo như các Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ, tu sĩ Công Giáo như Linh Mục Nguyễn Văn Lý ..v ..v..

Vấn nạn của chúng ta là mặc dù khỏang cách về mức độ dân chủ giữa các quốc gia Á Châu như Nhật Bổn, Nam Hàn, Thái Lan, Mạ Lai, Singapore so với các nước dân chủ tây phương còn rất xa. Tuy nhiên khoảng các về dân chủ giữa các quốc gia Á Châu này và Việt Nam càng cách xa hơn nữa.

Có thể nói rằng nếu một công dân Mã Lai có lương tâm cảm thấy phần nào ngượng ngùng với những người Tây Phương trước những sự đàn áp đối thủ của Thủ Tướng Mahathir, thì một người Việt Nam có lương tâm phải cảm thấy một cách sâu xa sự tủi nhục, và hổ thẹn vì tại sao một dân tộc vốn dĩ thông minh, có mot lich sử hào hùng mà phải cuối đầu chịu sự độc tài thống trị của mot đám người vô luong tri và không biết xấu hổ, ăn trên ngồi trốc, độc tài độc đảng một cách trắng trợn vào đầu thiên niên kỷ của nhân loại văn minh như thế.

Để bức phá vấn nạn trên, những người Việt Nam yêu nước bất kể chính kiến cần phải làm gì?

Thứ nhất là phải tranh đấu để huy bỏ điều 4 của bản hiến pháp kỳ cục hiện hành vốn là căn bản pháp lý của chế độ độc đảng tại Việt Nam.

Thứ hai là phải xây dựng một thễ chế dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên hầu đem lại sự trong suốt (transparency) và tinh thần trách nhiêm (accountability) trong tiến trình hình thành, quyết định và thực thi các chính sách quốc gia.

Thứ ba là phải phục hưng, nâng niu và chăm sóc cho nền văn hóa Đông Á (East Asia culture) căn bàn trên Tam Giáo Đồng Nguyên và những bảng giá trị văn hoá cấp tiến của nhân loại, để làm nền tảng tinh thần cho dân tộc. Nền văn hóa mà chúng ta phục hưng không phải là một khái niệm mơ hồ theo kiểi “giá trị Á Đông” vốn là một “trò lừa gạt”    Dr. Mahathir nêu ra như một bình phong để biện hộ cho hành động bạo ngược của mình.

Nền văn hoá Đông Á của chúng ta trái lại là một thực thể sống động, có nội dung phong phú tiềm tàng trong mạch sống của từng con người Việt Nam bất kể quan điểm chính trị.

Làm như thế chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu ôn cố tri tân và đưa dân tộc chúng ta vượt trôi hầu đóng góp vào di sản chung của nhân loại.

 

Sydney 31/10/03

LS Đào Tăng Dực

Trở lại trang đầu