Reflections on the “We Want to Know” Movement

By (Zuc) Tang Duc Dao, Solicitor

Constitution Hill 11/9/14

 

In the last few days, the online community of Vietnam has witnessed one of the most creative, intriguing and exciting events in its history. That is the birth of the “We Want to Know” Movement led by members of the Bloggers Network of Vietnam, a civil society organization founded by private citizens and independent of the vast network of media outlets funded by the state and subject to the absolute control of the Communist Party of Vietnam (CPV).

 

The simple and sensible message of this movement has spread like wild fire. Their message reads:

We, the people want the state (read CPV) to inform us of decisions affecting the nation, in particular, the content of the private agreement between the CPV and the Chinese Communist Party (CCP) at the Chengdu inter-party Convention of 1990.

At this infamous convention, the CPV was represented by then General Secretary Nguyen Van Linh, Prime-Minister Do Muoi and Adviser to the Central Committee Pham Van Dong. The CCP was represented by then General Secretary Jiang Zemin and Premier Li Peng.

It is common knowledge in Vietnam that during this convention, in the wake of the fall of the Soviet Union and the entire Communist Bloc of Eastern Europe, the CPV had sold out Vietnam to China, in order to curry Chinese support for its continued hold on power in Vietnam.

The extent of such selling-out of the national interests could range from territorial and sea areas concessions to the gradual absorption of Vietnam into China, as a province or autonomous region, on par with Tibet or Inner Mongolia.

The CPV has kept jealously as a secret the content of that meeting from the public. Under its draconian state secrecy laws and secret service rule, all oppositions are silenced without pity.

It is now clear to concerned citizens of Vietnam that subsequent to the Chengdu Convention, the CPV, through its puppet Congress, had legislated or consented to cede part of Ban Gioc Fall, the Nam Quan Pass, tens of thousands of square kilometres of the North Vietnam Bay to the Chinese. Furthermore, the feeble and laughable reactions of the CPV to Chinese aggression in the South China Sea and Vietnamese continental shelf are indicative of the treacherous nature of such national sell-out.

 

Why did the We Want To Know Movement strike such a cord in the minds and hearts of the Vietnamese people?

The reason could partly be attributed to the world wide web. Indeed, within a couple of decades, the internet has brought untold knowledge and power to the people. They want to know because they are aware that, simply as the people, they are born endowed with the right to know.

They also know that this right to know has been enshrined for centuries in the constitutions of all democratic nations of the world, both at legal and institutional levels and the peoples of other nations have been enjoying this right totally unfettered.

Perhaps the best illustration of the importance of the people’s right to know could be found in the following quote by James Madison, the Fourth President of the USA:

“A popular Government without popular information, or the means of acquiring it, is but a Prologue to a Farce or a Tragedy, or perhaps both. Knowledge will forever govern ignorance: And a people who mean to be their own Governors, must arm themselves with the power which knowledge gives.” (Letter to W.T. Barry 1822)

                                    

This right to know is part of a dual concept fundamental to all democratic government:  transparency and accountability. While transparency in government finds immediate resonance in the right of the people to know, this concept will not be sustainable unless there is accountability in government.

That is unless government is responsible to a higher authority with real power to rein in its potential abuses.

 

In the USA, under the presidential system of governance, Montesquieu’s horizontal separation of powers is applied. The president, wielding executive power, is accountable not only to Congress (which holds legislative power and in which government and opposition representatives and senators are legitimately part of) and the Supreme Court (which holds independent judicial power), but also accountable to a vibrant, prosperous privately owned media which leads civil society and reports directly to the people any government misdemeanours.

 

 

In democratic nations under the parliamentary system of government, such as Great Britain and Australia, although Montesquieu’s separation of powers is not strictly implemented, similar accountability practises are in place and the existence of an official opposition in the parliament compensates for the lack of separation of powers between the executive and legislative branches.

 

The question is: why this right to know by the people is at issue in Vietnam?

The answer lies in her socialist heritage.

Superficially, the 2013 constitution, at a legal level, makes mention of fundamental principles found in all true democracies such as the existence of three branches of government, the right to vote, free enterprise and market economy. However, this is only a farce. This constitution also enshrines concepts that actively undermine these fundamental democratic principles. Indeed, article 4 gives monopoly of political power to the Communist Party of Vietnam (CPV), the bizarre Leninist concept of democratic centralism subjugates lower echelons of society to central authority, the Fatherland Front pre-selects candidates for elections on behalf of the CPV, state enterprises prevails over private enterprises and the economy  must follow socialist orientations.

If we ponder further on the above quotation from James Madison, it appears to lead to the conclusion that the people’s right to know varies in proportion with democratic freedoms. The more democracy, the more knowledge for the people about government decisions.

 

The next question thus arises: what should be done to bring about democracy to Vietnam?

 

For a democracy and thus the people’s right to know to be established, there must be not only unfettered legal recognition of democratic principles, but equally importantly, democratic institutions must also be created.   

Under the CPV rule, these institutions are totally banned. There are no opposition political parties to question any CPV decision, the party and government are identical, there is no independent judicial power, there is no independent electoral commission and no free election. Candidates are pre-selected by the Fatherland Front, the CPV controls all three branches of government, all media outlets belong to and are funded by the CPV government. Under these conditions, instead of being transparent and accountable, the Vietnamese government is opaque and unaccountable.

To paraphrase Lord Acton, power corrupts and absolute power corrupts absolutely. The CPV is corrupt to its teeth. It is apparent to the people that the CPV has sold out Vietnamese sovereignty to the Chinese Communist Party (CCP) for political power and for cash to its leaders.

The extent of such sell-out is probably unfathomable and with the dawning of the information age, the people want to know.

But this knowledge can come only over the dead body of the CPV and many of its prominent leaders. They are now fighting for their survival.

The 21st century thus promises an epic battle between the Vietnamese people and the CPV, over the issue of the people’s right to know. And when the people do know, the CPV will be a goner and relegated to the dustbin of history, to paraphrase no other than Vladimir Ilich Lenin.

Suy tư về Phong Trào Chúng Tôi Muốn Biết

Luật Sư Đào Tăng Dực

Constitution Hill 11/9/14

 

Trong mấy ngày gần đây, cộng đồng mạng Việt Nam chứng kiến một trong những biến cố mang tính sáng tạo, nhiều ẩn dụ và gây cấn nhất lịch sử mạng. Đó là sự ra đời của Phong Trào Chúng Tôi Muốn Biết dưới sự điều hướng của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam (MLBVN), một tổ chức xã hội dân sự do cá nhân các công dân và độc lập đối với hệ thống thông tin do nhà nước tài trợ và đặt dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN).

 

Thông điệp đơn giản và thông minh của phong trào đã lan tràn như lửa cháy rừng hoang. Thông điệp này như sau:

Chúng tôi, nhân dân muốn chính quyền (tức CSVN) thông tin cho chúng tôi biết những quyết định ảnh hưởng đến quốc gia, nhất là nội dung của thỏa hiệp riêng giữa các đảng CSVN và CSTQ tại Hội Nghị Liên Đảng Thành Đô năm 1990.

Tại hội nghị ô nhục này, cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Nguyên Thủ Tướng Đỗ Mười và Cố Vấn Ban Chấp Hành Trung Ương Phạm Văn Đồng đại diện cho CSVN.

Nguyên Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và nguyên Thủ Tướng Lý Bằng đại diện CSTQ.

 

Quảng đại quần chúng tại Việt Nam biết rằng, trong hội nghị này, với sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết và toàn khối cộng sản Đông Âu, CSVN đã bán nước Việt Nam cho Trung Quốc, hầu mua chuộc sự ủng hộ của Trung Quốc để tiếp tục nắm quyền lực tại Việt Nam.

Tầm mức của tác động bán nước này có thể từ nhượng các vùng đất và biển đến sự sát nhập lâu dài quốc gia Việt Nam vào Trung Quốc, như là một tỉnh hoặc vùng tự trị, ngang hàng với Tây Tạng hoặc Nội Mông.

 

CSVN dấu kín như bưng nội dung của hội nghị này, không cho quần chúng biết. Dưới chế độ luật lệ khắc khe về bí mật nhà nước và công an trị, mọi đối lập đều bị dập tắt không thương tiếc.

Bây giờ, những công dân còn quan tâm đến vận mệnh quốc gia đều biết rằng, sau Hội Nghị Thành Đô, CSVN, qua Quốc Hội bù nhìn, đã ra sắc luật hoặc đồng ý nhượng một phần Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan và hằng chục ngàn cây số vuông Vịnh Bắc Việt cho Trung Quốc.

Thêm vào đó, các phản ứng yếu ớt và buồn cười của CSVN trước sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông và thềm lục địa Việt Nam là những chỉ dẫn cho thấy bản chất phản quốc của tác động bán nước này.

 

 

Tại sao Phong Trào Chúng Tôi Muốn Biết có thể đi thẳng vào tim óc của người dân Việt?

 

Lý do có thể một phần phát xuất từ mạng lưới toàn cầu. Thật vậy, trong vòng hai thập niên, mạng lưới này đã đem lại rất nhiều hiểu biết và quyền lực cho người dân. Người dân muốn biết bỡi vì họ ý thức rằng, chỉ cần như là nhân dân, là họ đã sinh ra và được ban bố cho quyền được biết.

Họ cũng biết rằng quyền được biết này đã được khắc ghi trong hiến pháp của mọi quốc gia dân chủ trên thế giới, từ nhiều thế kỷ, trên cả hai bình diện pháp lý lẫn định chế, và nhân dân của các quốc gia này đã hưởng thụ quyền này một cách trọn vẹn.

Có lẽ biểu đạt tốt nhất về sự quan trọng của quyền người dân được biết được tìm thấy trong đoạn văn trích dẫn sau đây từ James Madison, vị Tổng Thống thứ Tư của Hoa Kỳ:

 

 

“Một chính quyền của nhân dân mà không có thông tin cho nhân dân, hoặc phương tiện hầu nhân dân có thông tin, chỉ là nhập đề cho một tấn tuồng dối gạt hoặc một thảm họa hoặc có thể cả hai. Sự hiểu biết sẽ thống trị sự ngu dốt vĩnh viễn: Và một dân tộc muốn làm chủ vận mệnh của mình, phải trang bị cho chính mình quyền lực mà sự hiểu biết có thể đem lại.” (Thư viết cho W.T. barry 1822)

 

 

 

Quyền được biết này là một thành phần của một ý niệm kép làm nền tảng cho các chính quyền dân chủ: minh bạch và trách nhiệm.

Trong khi minh bạch trong chính quyền tìm được cảm ứng lập tức với quyền được biết của nhân dân, ý niệm này sẽ không thể bền vững trừ phi chính quyền phải chịu trách nhiệm. Có nghĩa là, trừ phi chính quyền chịu trách nhiệm trước một cơ chế quyền lực cao hơn, có thực quyền để giới hạn những lạm dụng có thể xảy ra.

Tại Hoa Kỳ, dưới hệ thống chính quyền theo  tổng thống chế, khái niệm phân quyền hàng ngang của Montesquieu được áp dụng. Tổng thống nắm quyền hành pháp, chịu trách nhiệm không những với Quốc Hội (giữ quyền lập pháp và trong quốc hội có những dân biểu và thượng nghị sĩ của cả chính quyền lẫn đối lập như là những thành phần chính đáng) và Tối Cao Pháp Viện (giữ quyền tư pháp độc lập), mà còn chịu trách nhiệm với một hệ thống báo chí truyền thông tư nhân hùng mạnh và phồn vinh, điều hướng xã hội dân sự và thông tin trực tiếp với nhân dân về bất cứ hành vi sai trái nào của chính quyền.

 

Tại các quốc gia dân chủ theo quốc hội chế, như Vương Quốc Anh hoặc Úc Đại Lợi, mặc dầu nguyên tắc phân quyền của Montesquieu không được áp dụng triệt để, nhưng những nguyên tắc chịu trách nhiệm tương tự cũng hiện hành và sự hiện hữu của một phe đối lập chính thức trong quốc hội điền khuyết cho sự thiếu vắng phân chia quyền lực giữa hành pháp và lập pháp.

 

Câu hỏi là: tại sao quyền dược biết của nhân dân là vấn đề tại Việt Nam?

Câu trả lời nằm nơi di sản xã hội chủ nghĩa của dân tộc.

Một cách phiến diện, hiến pháp 2013, trên bình diện pháp lý, đề cập đến những nguyên tắc nền tảng tìm thấy trong những nền dân chủ chân chính, như tam quyền, quyền bầu cử, tự do kinh doanh và kinh tế thị trường. Tuy nhiên đó chỉ là trò hề lừa gạt. Hiến pháp này cũng khắc ghi những khái niệm triệt tiêu những nguyên tắc dân chủ căn bản đó. Thật vậy, điều 4 trao độc quyền chính trị cho đảng CSVN, khái niệm tập trung dân chủ lạ lùng của Lenin buộc mọi cơ cấu hạ tầng phải phục tùng quyền lực của trung ương, Mặt Trận Tổ Quốc chọn ứng cử viên trước khi bầu cử dùm cho đảng CSVN, doanh nghiệp nhà nước ưu thắng doanh nghiệp tư nhân và kinh tế phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nếu chúng ta suy tư thêm về câu trích dẫn của James Madison, thì hình như câu này đưa đến kết luận rằng quyền được biết của nhân dân biến thiên thuận chiều với các quyền tự do dân chủ. Dân chủ càng cao thì sự hiểu biết của người dân về các quyết định của chính quyền càng rộng mở.

 

 

Chính vì thế, câu hỏi tiếp theo là: phải làm gì để đem lại dân chủ cho Việt Nam?

 

Hầu để cho dân chủ và dĩ nhiên quyền được biết của nhân dân được hình thành, chúng ta phải có, không những sự công nhận vô điều kiện trên pháp lý những nguyên tắc dân chủ, mà quan trọng không kém, những định chế dân chủ phải được hình thành.

Dưới sự cai trị của CSVN, những định chế như thế hoàn toàn bị cấm đoán. Không có chính đảng đối lập nào để chất vấn các quyết định của CSVN, đảng và chính quyền là một, không có tư pháp độc lập, không có ủy ban bầu cử độc lập và không có bầu cử độc lập.

Các ứng cử viên được Mặt Trận Tổ Quốc chọn trước, CSVN kiểm soát ba ngành của chính quyền, mọi cơ quan truyền thông là của chính quyền và do chính quyền tài trợ. Trong những điều kiện như thế, thay vì minh bạch và có trách nhiệm, nhà nước Việt Nam mờ đục và vô trách nhiệm.

 

 

 

Dựa theo lời của Lord Acton, quyền lực lũng đoạn và quyền lực tuyệt đối lũng đoạn tuyệt đối. Đảng CSVN thối nát tham nhũng tận răng. Toàn dân đều biết đảng CSVN đã bán chủ quyền quốc gia cho đảng CSTQ, hầu mua chuộc quyền lực chính trị và ngân lượng cho lãnh đạo đảng.

Tầm mức của sự bán nước này chắc là vô cùng sâu thẳm và với sự vươn lên của thời đại tin học, nhân dân muốn biết. Tuy nhiên, sự hiểu biết này chỉ đến với nhân dân qua xác chết của đảng CSVN và hàng ngũ lãnh đạo cao nhất. Bây giờ họ đang chiến đấu để bảo vệ sự sống còn.

Thế kỷ 21 hứa hẹn một cuộc chiến hoành tráng giữa nhân dân Việt Nam và đảng CSVN liên hệ đến vấn nạn quyền hiểu biết thông tin của nhân dân.

Và khi người dân thực sự biết, thì đảng CSVN đã cáo chung và chui tuột vào thùng rác của lịch sử, nói theo từ của chính Vladimir Ilich Lenin vậy.

 

 

 

 

 

 

Trở về trang mặt